Trên mạng có người nói: “Nếu tôi sống cùng thời với Phật Thích Ca thì nhất định tôi sẽ tu luyện”. Bạn có từng mong ước như vậy? 

Phật Thích Ca cũng từng bị phản đối

Chắc hẳn nhiều người cũng từng có suy nghĩ như vậy. Được diện kiến Đức Phật bằng da bằng thịt, được ngài chỉ bảo dẫn dắt, tu luyện nhất định sẽ có thành tựu.

Nhưng có một điều không đơn giản. Đó là vào thời Đức Phật truyền Pháp, ngài cũng gặp phải rất nhiều sự phản đối. Đặc biệt là Bà-La-Môn giáo liên tục quấy rối và phỉ báng tăng đoàn. Họ đố kỵ mà nói rằng:

“Hừ! Kinh Vệ Đà đã truyền thừa cả ngàn năm qua, vậy mà kẻ vô danh này lại dám dùng lời nói của mình để giáo hóa dân chúng; khiến các đệ tử Bà-la-môn tin theo lời hắn, lại còn gọi hắn là Như Lai, là Phật Thích Ca! Chúng ta tế lễ là để tôn kính Thần linh, vậy mà kẻ vô danh này dám phản đối sao? Đã không cúng bái, không lễ Thần, lại còn dùng lời nói suông để mê hoặc lòng người!”. (Lúc đó Bà-La-Môn đã đến lúc mạt, họ sát sinh để cúng tế, dùng máu huyết của động vật làm lễ tế Thần).

Phật Thích Ca là ai; Phật Thích Ca ; Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thật không
Đức Phật từng bị Bà-la-môn giáo phản đối rất gay gắt (ảnh minh họa Pinterest)

Và thế là các tu sĩ Bà-la-môn bắt đầu thù hận Đức Phật Thích Ca. Họ phỉ báng, khiến dân chúng xa lánh tăng đoàn, coi Phật Pháp của Đức Phật Thích Ca là “tà giáo”; họ còn gọi Ngài là “kẻ dụ dỗ người ta vào con đường hủy diệt”. Rất nhiều đệ tử của Phật Thích Ca sau đó cũng bị Bà-la-môn bức hại. Họ bị bắt, bị buộc phải từ bỏ tín ngưỡng, có người bị bắn bằng cung tên, lại có người bị lửa thiêu đốt.

Bạn sẽ lựa chọn như thế nào?

Nếu lúc đó bạn là một người theo Bà-La-Môn giáo hay chỉ là một người dân bình thường thì bạn có nhận ra Đức Phật không?

Hay như khi Chúa Giê-su giáng thế, ngài đi khắp nơi giảng dạy về đức tin, về lòng khoan dung tha thứ, về tình yêu thương bác ái. Thậm chí ngài còn triển hiện nhiều phép lạ mà các thầy thượng tế Do Thái giáo không thể làm được. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Do Thái đã xem ngài là mối đe dọa cho quyền lực của họ. Và trước lời xúi giục của một viên thượng tế, quân lính đã vây bắt Chúa Giê-su và quyết tâm đóng đinh ngài trên thập tự giá. 

Giác giả là gì; Giác giả nghĩa là gì; Chúa Giê-su là ai
Chúa Giê-su giảng dạy về đức tin, tình yêu thương bác ái (ảnh: Wikimedia)

Nếu lúc đó bạn cũng sống cùng thời với Chúa Giê-su thì bạn có đứng về phía ngài hay không?

Trải qua hơn 2.000 năm, giờ đây Phật Pháp mà Đức Phật Thích Ca truyền đã thịnh hành khắp phương Đông. Cơ Đốc Giáo cũng đã trở thành tôn giáo chính trong thế giới phương Tây. Thời nay thật dễ để có thể nhận định giáo lý mà các ngài đã truyền là chân chính; vì nó đã trải qua thử thách của thời gian. Nhưng có điều là chúng ta chỉ còn được học những lời dạy của các ngài thông qua sách vở, chứ không còn cơ hội gặp trực tiếp.

Làm sao để nhận ra được các ngài?

Trở lại với mong muốn của một người dùng mạng ở trên. Tôi nghĩ rằng, dù có sinh cùng thời với các Giác giả thì chưa chắc bạn đã có thể nhận ra và đi theo họ.

Hoặc như ngay vào lúc này, nếu có một vị Phật hạ thế độ nhân thì bạn có nhận ra ngài không? Hay là bạn cũng lại giống như những người từng phản đối Đức Phật và Đức Chúa Giê-su vào thời xưa?

Đó là chưa kể thời nay con người bị rất nhiều thứ mê hoặc; tâm không còn được thuần tịnh như thời xưa, đâu còn dễ nhận ra được những điều chân chính; thật giả cũng rất khó phân biệt. Tôi lấy ví dụ như có một số thầy chùa có hành vi rất sai trái nhưng lại có rất nhiều người theo, chỉ đến khi sự việc của họ bị vỡ lở thì người ta mới nhận ra. Chẳng phải là một số người đã quá mê mờ rồi hay sao?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo; Giác giả là gì; Giác giả nghĩa là gì; Đại giác giả là gì; Bậc giác giả
Bạn có thể nhận ra được Đức Phật khi ngài hạ thế? (ảnh minh họa Adobestock)

Huống hồ chân Phật hạ thế cũng đều rất lặng lẽ; giống như Phật Thích Ca hay Chúa Giê-su, họ cũng có vẻ ngoài như một người bình thường, chứ không phải là bay lượn trên trời phóng ánh quang huy. Vậy làm sao để bạn có thể nhận ra được họ?

Gõ cửa thì cửa sẽ mở

Chúa Giê-su từng nói với các môn đồ của mình rằng: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho”.

Nếu bạn có một tâm chân thành muốn gặp được vị giác giả hạ thế để từ đó tu luyện trở về thì nhất định là bạn sẽ gặp được. Vì như Chúa Giê-su nói: “Nào ai trong các con thấy con mình xin bánh, mà lại đưa cho nó hòn đá ư? Hay là nó xin con cá mà lại trao cho nó con rắn ư?”

Chỉ e rằng khi gặp được rồi thì bạn cũng chưa chắc sẽ nhận ra ngài. Muốn không như vậy thì bạn phải giữ tâm thiện lương, xóa bỏ định kiến, dùng tâm cảm nhận; chớ vội nghe những lời nhận xét của người khác, giữ một tấm lòng cởi mở để chào đón những điều mới mẻ; như vậy cơ hội để bạn nhận ra ngài sẽ cao hơn.

Vậy nên, không nhất định phải sinh vào thời Phật Thích Ca hay Chúa Giê-su, bạn sẽ vẫn gặp được các vị giác giả, chỉ cần bạn đủ chân thành. 

Tổng hợp