Luân hồi từ trước đến nay vẫn được cho là thuyết pháp của Phật gia, và đã có rất nhiều câu chuyện được chép lại. Vậy còn ở phương Tây thì sao?

Pythagoras có ký ức 4 đời

Trên thực tế, vào thời châu Âu cổ đại, bất kể là giới triết học hay tôn giáo, cũng đều có những thuyết pháp về linh hồn bất diệt và luân hồi chuyển thế.

Pythagoras là một nhà triết học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Ông là người phát minh ra định lý Pythagoras (hay còn gọi là Pytago). Ông từng nói rằng: “Linh hồn là thứ bất diệt, nó có thể chuyển biến thành các loại sinh vật khác; hơn nữa, phàm là sự vật tồn tại, đều sẽ tái sinh theo một chu kỳ nào đó, không có thứ gì là hoàn toàn mới”.

Nghe nói, điều khiến Pythagoras giữ vững quan niệm về luân hồi là do ông có ký ức của 4 đời. Đời thứ nhất ông là con của Hermes, hậu duệ của Thần, tên là Aethalides. Hermes cho ông lựa chọn bất kỳ năng lực nào mà ông thích ngoại trừ khả năng bất tử; vậy nên ông đã xin để có thể nhớ được những ký ức mà ông đã trải qua bất kể là khi còn sống hay sau khi chết.     

Luôn mang theo ký ức tiền kiếp khi chuyển sinh

Vào đời thứ hai, ông sống trong thời đại anh hùng, tên là Euphorbus. Trong trận chiến thành Troy, ông bị Menelaus gây thương tích. Trong kiếp đó, ông còn giữ được một chút công năng của Thần; linh hồn có thể tự do ra vào Thiên thượng và âm phủ; ông còn có thể tiến nhập vào thực vật và động vật.

Thuyết luân hồi; Thuyết luân hồi nghiệp báo; Học thuyết luân hồi
Pythagoras có thể nhớ được ký ức tiền kiếp (ảnh: Adobestock)

Đến đời thứ ba ông là một người bình thường, tên là Hermotimus. Ông vẫn còn nhớ được tiền kiếp của mình, nhưng không dám khẳng định. Vì vậy ông đến Đền thờ Apollo, nơi ông nhận ra chiếc khiên mà Menelaus đã tặng cho Apollo trên đường trở về nhà từ thành Troy. Với chiếc khiên này, ông đã khôi phục lại toàn bộ ký ức của mình.

Vào đời thứ tư, ông là một ngư dân với địa vị thấp hèn, tên là Pyrrhus; ông chỉ có thể dùng sức lao động của mình để mưu sinh. Sau khi chết, ông chuyển sinh thành Pythagoras.

Triết gia Plato cũng tin vào thuyết luân hồi

Plato, một triết gia khác vào thời Hy Lạp cổ đại, cũng giữ vững quan điểm về luân hồi chuyển thế. Ông nói rằng, con người tùy vào những hành vi khác nhau mà đầu thai đến những thể xác khác nhau. Ví dụ như “những người nuôi dưỡng thói quen tham ăn, ích kỷ, nghiện rượu, mà lại không nỗ lực để ngăn chặn nó; rất có thể sẽ đầu thai trở thành con lừa hoặc là những con động vật khác”; “những người tự nguyện sống một cuộc sống vô trách nhiệm, coi trời bằng vung, ưa dùng bạo lực, sẽ trở thành chó sói, diều hâu”.

Thuyết nhân quả luân hồi; Truyền thuyết về luân hồi; Truyền thuyết luân hồi
Plato cho rằng con người tùy vào hành vi của mình mà sẽ đầu thai vào những thể xác khác nhau (ảnh: Adobestock)

Plato nói rằng, những linh hồn tái sinh lần đầu tiên sẽ không phải đầu thai làm thú mà sẽ trở thành người. Tuy nhiên, họ sẽ ứng với trình độ nhận thức chân lý của bản thân mà đầu thai thành 9 loại người khác nhau. Plato cho rằng, “linh hồn thuần khiết, nếu không thể đi theo Thần, chân lý gì cũng không nhìn thấy; sẽ gặp phải toàn bất hạnh; bị sự đãng trí và tội ác kéo xuống; đôi cánh sẽ bị tổn thương nặng nề; từ đó mà đọa xuống mặt đất, và rồi sẽ tuân theo quy luật này mà trầm luân”

Plato nói, nếu như con người sa vào hưởng lạc thì sẽ mất đi trí tuệ; và rồi sẽ vì thỏa mãn dục vọng mà bị luân hồi không ngừng giữa sự sống và cái chết.                  

Trong Kinh Thánh có ghi chép về luân hồi       

Cơ Đốc giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn minh phương Tây; và cũng có ghi chép liên quan đến luân hồi chuyển thế. Theo ghi chép của sử gia Do Thái Flavius Josephus vào thế kỷ thứ nhất, trong ba môn phái lớn của Do Thái giáo, ngoại trừ người Sadducees, người Essenes và người Pharisees, thì tất cả đều tin vào thuyết luân hồi chuyển thế.

Origen, giáo phụ Cơ Đốc giáo vào thế kỷ thứ hai, cũng tin rằng linh hồn sẽ nhận được những kết quả khác nhau trong kiếp này bởi vì điều thiện và điều ác đã làm ở kiếp trước; và nó cứ tiếp tục luân chuyển không ngừng. 

Trong “Phúc âm Matthew” của Kinh Tân Ước, Chúa Jesus đã giải thích mối quan hệ giữa John the Baptist và tiên tri Elijah cho các môn đồ. Ngài chỉ ra rằng John the Baptist chính là hóa thân của Elijah. Các môn đồ hỏi chúa Jesus: “Các văn sĩ tại sao lại nói rằng Elijah phải tới trước?” Chúa Jesus trả lời: “Elijah tất nhiên là phải tới trước, cũng muốn phục hưng mọi việc”.       

Thuyết luân hồi khoa học; Luân hồi có thật không; Chuyện luân hồi có thật
Bức tranh “Sự ra đời của John the Baptist” (ảnh: Adobestock)

Hầu hết các ghi chép trong Kinh Thánh liên quan đến luân hồi đã bị hoàng đế Đông La Mã Justinian I coi như là kỳ quái mà bỏ đi. Nhưng ngay cả như vậy, mọi người vẫn có thể tìm thấy một số dấu vết của luân hồi được ghi chép trong đó.

Luân hồi chuyển thế dần được chấp nhận ở phương Tây

Ngày nay thì sự nhìn nhận của người phương Tây về luân hồi cũng bắt đầu cởi mở hơn nhờ một số trường hợp liên quan đến trải nghiệm cận tử hoặc thôi miên. 

Có người nhờ thôi miên mà nhìn lại được các kiếp trước. Dựa vào các dấu vết còn lưu lại hoặc các đặc tính của bản thân ở đời sống hiện tại, họ hầu như đều bị thuyết phục rằng bản thân đã từng có nhiều kiếp sống khác nhau.

Hoặc có thể kể đến các trường hợp cận tử. Họ có thể bị bệnh nặng, hoặc bị tai nạn, và trong giây phút cận kề cái chết, linh hồn của họ đã rời khỏi thân thể và đi vào không gian khác. Ở nơi đó họ có thể gặp được các sinh mệnh cao tầng, hoặc gặp lại người thân… Điều này làm họ tin rằng linh hồn là bất diệt.

Vậy nên có thể nói, thuyết luân hồi không chỉ là dành cho người phương Đông, mà nó vốn là quy luật chung bao trùm lên tam giới. 

Theo Vision Times