Franklin từng nói: “Trái tim của kẻ ngốc ở trong miệng, miệng của người trí tuệ ở trong trái tim”. Giữ im lặng đúng lúc là một loại trí tuệ.

Nói là bản năng, nhưng im lặng lại là bản sự. Người trưởng thành hiểu rằng, im lặng là cảnh giới, không nói là trí tuệ; im lặng đúng lúc còn có sức mạnh hơn ngàn lời nói.  

1. Vui mà không xáo động

Trong “Nguyệt lượng dữ lục tiện sĩ” có nói rằng: “Bạn phải khắc phục được tâm hư vinh, mong muốn khoe khoang của bản thân”.

Bạn có thể chia sẻ niềm vui của mình, nhưng không nên vì thế mà quấy rầy người khác. Phàm việc gì làm quá đi đều không hay. Khoe khoang không ngừng sẽ chỉ khiến người khác coi thường, thậm chí là chán ghét.

Ca sĩ Hồng Kông 67 tuổi Trần Mỹ Linh rất đáng để cho chúng ta học hỏi. Là một ca sĩ, bà đã từng nổi tiếng ở Đông Nam Á, danh tiếng của bà có thể so với Đặng Lệ Quân.

Là một học giả, bà đã xuất bản sách, diễn giảng, còn lấy được học vị tiến sĩ giáo dục tại Đại học Stanford;

Là một người mẹ, bà dạy 3 người con trai nên người, đều là sinh viên tài giỏi của trường Đại học Stanford.

Cách giữ im lặng; Im lặng là vàng; Im lặng là cách tốt nhất
Chớ khoe khoang để rồi sớm nở tối tàn như hoa phù dung (ảnh minh họa Adobestock)

Một đường đi tới, một đường phồn hoa, những thành công bà đã đạt được trên đời cũng nhiều như những vì sao lấp lánh trên bầu trời. Nhưng bà không có đao to búa lớn, nói đi nói lại về thành tựu của mình, mà bà trước sau đều rất khiêm tốn.

Càng nồng thì lại càng phai, thoang thoảng hoa nhài mới được thơm lâu. Đối nhân xử thế thì nên khiêm tốn, chớ vội khoe khoang khoác lác để rồi sớm nở tối tàn như hoa phù dung.

2. Đau khổ mà không than thở

Trong “Lục tổ đàn kinh” có nói: “Cũng như người uống nước nóng lạnh tự biết”.

Niềm vui và nỗi buồn của mỗi người đều không giống nhau, bạn có nói ra thì chưa chắc người khác có thể hiểu được, có khi lại chê cười. Cho nên đừng lúc nào cũng đi quấy rầy người khác. Trưởng thành là khi có thể giấu nỗi thống khổ vào trong, tự mình chịu đựng; mưa gió đời người, vui buồn tự mình vượt qua.   

Vào thời Dân Quốc, Thịnh Ái Di là con gái thứ bảy của Thịnh Tuyên Hoài, một gia đình giàu có ở Thượng Hải, bà là người được cha sủng ái nhất. Bà tài hoa hơn người, lúc còn trẻ có thể nói là cuộc sống vô cùng viên mãn.

Nhưng thời cuộc thay đổi, Thịnh Ái Di vào lúc tuổi già, cuộc sống cứ tuột dốc không phanh. Trong thời kỳ đặc biệt, chồng bà bị phê bình, nhà cửa bị phong tỏa, tài sản bị tịch thu; bà sống trong nhà để xe cạnh hố rác.       

Dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm hạnh của mình

Có người đến thăm, thấy tình cảnh của bà, đều không khỏi thở dài mà rơi lệ; nhưng bà lại khuyên họ là hãy nghĩ thoáng ra một chút.

Nói ít làm nhiều; Nói ít hiểu nhiều; Nói ít đi
Người nội tâm mạnh mẽ sẽ không dễ bị hoàn cảnh làm xao động (ảnh minh họa Adobestock)

Bà mỗi ngày đều dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ. Trong lúc nhàn rỗi thì đọc sách luyện chữ, trồng hoa làm cỏ; sống thanh thản nhẹ nhàng.

Cho đến khi qua đời, bà 83 tuổi vẫn giữ được sự ung dung, tự tại; dường như năm tháng không bào mòn đi được khí chất của bà.

Chuyện trên đời đa phần đều không như ý, học cách chấp nhận và vui vẻ với giây phút hiện tại. Nếu bạn mãi than vãn về chuyện không vui thì cả cuộc đời bạn sẽ toàn là nỗi buồn phiền mà thôi.   

3. Gặp khó khăn không oán hận

Tuân Tử nói: “Tự tri giả bất oán nhân; tri mệnh giả bất oán thiên. Oán nhân giả cùng, oán thiên giả vô chí”. Nghĩa là: Kẻ biết mình thì không oán người, kẻ biết mệnh thì không oán trời. Oán người là cùng đường, oán trời là không có chí.

Vào thời Chiến Quốc, Tô Tần theo phái Tung hoành gia, từng bái Quỷ Cốc Tử làm thầy. Sau khi học xong thì đi chu du nhiều năm. Tuy nhiên cuộc sống mãi nghèo khổ vất vả, đành phải thảm bại quay về nhà.

Gặp lại sau thời gian dài xa cách, vợ ông vẫn tiếp tục dệt vải không nhúc nhích, chị dâu không muốn cho ông ăn cơm, phụ huynh lại càng nhướng mày mà nhìn.

Tô Tần rất khó chịu, nhưng cũng không có than phiền. Ông càng cố gắng học tập, châm đèn đọc sách, nghiên cứu thuật tung hoành.

Ông biết rõ, than phiền cũng vô ích. Nếu muốn được người khác tôn trọng, chỉ có cách tự phát triển bản thân, phải vượt hẳn mọi người.

Một năm sau, Tô Tần lại đi du thuyết 6 nước hợp lại kháng Tần. Cuối cùng ông trở thành tướng của 6 nước; khiến nước Tần 10 năm không dám vượt Hàm Cốc Quan.

Nói ít lại làm nhiều hơn; Người trưởng thành là gì; Người trưởng thành là như thế nào
Mười năm đèn sách không ai biết, một sớm thành danh thiên hạ hay (ảnh minh họa Adobestock)

Sau khi thành danh, Tô Tần trở về cố hương, những người trước đây chế giễu và khinh thường ông, thì nay đều kính sợ và khen ngợi.

Người trưởng thành phải học được cách giữ im lặng

Có câu: “Mười năm đèn sách không ai biết, một sớm thành danh thiên hạ hay”. Vậy nên khi lâm vào cảnh thất vọng cũng đừng oán hận; chỉ cần dốc lòng học tập, cải thiện bản thân, còn lại tùy thuận vào ý trời.

Cóc nhái kêu ngày đêm nhưng không ai quan tâm; gà trống gáy lúc rạng sáng lại làm cả thế giới rung động. Vậy nên, bạn nói bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là lời bạn nói có giá trị hay không.

Im lặng không phải là cam chịu mà là một loại tu dưỡng. Một người trưởng thành thì nhất định phải học được cách giữ im lặng.

Theo 360doc