Đời người họa phúc khôn lường, có việc chúng ta cho là tốt và muốn can dự vào nhưng lại thành việc xấu, mới hay trời xanh tự có an bài.

Người vô gia cư muốn đổi chỗ với Bồ Tát

Chuyện kể rằng, một ngày nọ, có một người vô gia cư đi vào một ngôi chùa và nhìn thấy Bồ Tát đang ngồi trên đài sen và được mọi người lễ bái, trong lòng vô cùng tôn kính.

Anh tuy là một người vô gia cư nhưng căn cơ rất tốt. Thiên mục (con mắt thứ 3) của anh đã khai mở và có thể nhìn thấy Bồ Tát (ở không gian khác). Anh cung kính nói: “Thưa Bồ Tát, con có thể cùng ngài đổi chỗ một chút được không?”

Trời xanh tự có an bài; Trời xanh đã tự có an bài; Tùy duyên là gì
Người vô gia cư muốn thử ngồi vào chỗ của Bồ Tát (ảnh minh họa Bilibili)

Bồ Tát thấy người này rất có tuệ căn, muốn điểm hóa cho anh, liền nói: “Được rồi! Nhưng có một điều kiện”. Người vô gia cư hỏi: “Điều kiện như thế nào?”

Bồ Tát nói: “Cho dù là thấy ai, sự việc gì hay tình huống nào, ngươi đều không được mở miệng nói chuyện”. Người vô gia cư nói: “Việc này quá đơn giản, không vấn đề gì”.

Sau đó, người vô gia cư liền ngồi lên đài hoa sen.

Xảy ra tranh chấp

Có rất nhiều tín đồ trong chùa, có người cầu danh cầu lợi, có người cầu tiêu tai giải nạn. Người vô gia cư lặng lẽ quan sát, trước sau im lặng không nói gì.

Một ngày nọ, có một phú ông đi đến, ông cầu Bồ Tát ban cho mỹ đức. Sau khi dâng hương quỳ lạy thì rời đi, nhưng ví tiền lại đánh rơi trên mặt đất. Người vô gia cư vừa định mở miệng nhắc nhở, nhưng chợt nhớ tới lời dặn của Bồ Tát, nên đành giữ im lặng.

Phú ông sau khi đi rồi thì lại có một người nghèo đi đến. Người này cầu Bồ Tát ban cho tiền bạc; bởi vì người nhà đang mắc bệnh nặng, cần dùng tiền gấp. Anh cúi lạy sát đất rồi đứng lên, liếc thấy cái ví tiền mà phú ông đánh rơi. Anh mừng rỡ nói: “Bồ Tát thật là linh ứng, cảm ơn Bồ Tát!” Anh nhặt ví tiền lên và vui vẻ đi ra ngoài. Người vô gia cư đang định nói, thì lại nhớ tới cam kết của mình với Bồ Tát; vậy là lời ra tới miệng đành phải nuốt vào trong.

Tùy duyên tự tại; Tùy duyên mà sống; Tùy duyên nghĩa là gì
Rất nhiều tín đồ đến quỳ lạy lễ bái (ảnh minh họa Pinterest)

Lúc này, có một ngư dân đi đến, anh cầu Bồ Tát ban cho bình an, ra khơi không gặp phải sóng to gió lớn. Anh quỳ lạy và đứng dậy định rời đi, nhưng bất ngờ lại bị phú ông giữ lại. Phú ông cho rằng anh đã nhặt được ví tiền của ông, người ngư dân phủ nhận. Kết quả là hai người đã xô xát với nhau.

Bồ Tát nói ra chân tướng

Người vô gia cư lúc này quả thực không thể nhịn được nữa, hô to một tiếng: “Dừng tay!” Sau đó đem sự thật nói cho họ. Vậy là người ngư dân đi ra biển, phú ông thì đi tìm người nghèo khổ kia để tính sổ.

Lúc này, Bồ Tát nói với người vô gia cư: “Ngươi sao lại phá bỏ cam kết? Không phải là đã đồng ý không nói rồi hay sao? Ngươi biết không? Ta đã có an bài. Bởi vì thuyền của người ngư dân sẽ bị chìm, cho nên ta muốn để phú ông và ngư dân gây gổ kéo thời gian; không muốn để anh ta đi chiếc thuyền đó”.

Thuận theo tự nhiên nước chảy thành sông; Thuận theo tự nhiên là một loại phúc; Thuận theo tự nhiên đó là hạnh phúc
Tất cả đều đã có an bài tốt nhất (ảnh minh họa Adobestock)

Bồ Tát dừng lại một chút, sau đó nói tiếp: 

“Ngươi thực là định lực không đủ, nói nhiều tất sẽ nói hớ! Ngươi cho rằng mình đang chủ trì công đạo, nhưng lại không biết người nghèo đã không lấy được khoản tiền cứu mệnh; phú ông mất đi cơ hội tu sửa đức hạnh; ngư dân ra biển gặp phải sóng gió, cuối cùng vùi thân nơi đáy biển. 

Nếu ngươi không mở miệng, mệnh của người nghèo liền được cứu; phú ông tổn thất một chút tiền, nhưng lại vì giúp người khác mà tích được âm đức; còn ngư dân bởi vì dây dưa với phú ông mà thoát được kiếp nạn, giữ được tính mạng”.

Trời xanh tự có an bài, mọi việc cứ thuận theo tự nhiên

Nghe Bồ Tát nói xong, người vô gia cư vô cùng áy náy. Anh cuối cùng đã hiểu được một đạo lý, có lúc nhìn bề ngoài là làm việc tốt, nhưng kỳ thực lại là làm việc xấu. Mọi việc vô vi một chút, vậy có lẽ là tốt hơn.

Tĩnh tĩnh quan sát là một loại năng lực; sống thuận theo tự nhiên là một loại hạnh phúc. Mọi việc không cần quá cưỡng cầu, trời xanh tự có an bài.

Theo Vision Times