Cảnh do tâm tạo, bạn sẽ trở thành chính thứ mà bạn suy nghĩ; chú tiểu phát nguyện lớn khiến lão hòa thượng phải đi lùi lại phía sau.

Lão hòa thượng nhường cho chú tiểu đi lên trước

Ở Ấn Độ có một ngôi chùa tên là Tước Ly, trong chùa có một vị trưởng lão đã chứng đắc quả vị La Hán. Một ngày nọ, ông muốn đi ra ngoài làm một số việc, liền dẫn theo một chú tiểu cùng đi theo; hành trang gồm y bát và bọc quần áo đều do chú tiểu gánh vác.

Bởi vì bọc quần áo khá nặng, trong lúc chú tiểu đi sau vị trưởng lão, cậu càng ngày càng thấy đôi vai trĩu xuống. Cậu bắt đầu suy tư: “Đời người không thể không chịu khổ. Nếu như muốn thoát ly khổ nạn, rốt cuộc phải tu theo đường nào?” 

Đột nhiên cậu nhớ tới bình thường tụng đọc Kinh Phật, lại bắt đầu suy nghĩ: “Trong Kinh Văn thường xuyên thấy khen ngợi Bồ Tát thù thắng. Như vậy mình cũng quyết định phải phát nguyện tu đắc đạo Bồ Tát”.

Phát nguyện là gì; Phát nguyện nghĩa là gì; Bồ Tát là gì
Chú tiểu phát nguyện muốn tu thành Bồ Tát (ảnh minh họa Pinterest)

Vị trưởng lão đi trước chú tiểu đã dùng công năng Tha tâm thông (một loại công năng có thể đọc được suy nghĩ của người khác) và biết được tâm ý của cậu. Ông liền đón lấy bọc quần áo ở trên lưng của chú tiểu, tự mình gánh vác; cũng muốn chú tiểu đi lên phía trước ông. 

Sợ khổ cực, thay đổi tâm ý

Không phải gánh quần áo nặng nữa, chú tiểu cảm thấy nhẹ nhõm, khoan khoái đi phía trước vị trưởng lão. Lúc này, chú tiểu đột nhiên nghĩ: 

“Tu đắc đạo Bồ Tát phải chịu rất nhiều ma nạn và khổ cực; ngoài việc phải chăm chỉ tu hành, còn phải xả thân bố thí. Nếu người đến muốn đầu của mình thì mình phải xả bỏ đầu của mình; nếu người đến muốn mắt của mình thì mình cũng phải xả bỏ mắt của mình. Đạo Bồ Tát thực là quá khó khăn. Đây không phải là thứ mình có thể tu thành. Mình tu đắc đạo La hán là tốt rồi, để sớm ngày thoát ly biển khổ”. 

Vị trưởng lão đi phía sau lại biết được tâm ý của cậu, liền gọi cậu đến và đưa bọc hành lý cho cậu; cũng muốn cậu đi theo phía sau ông.

Bồ Tát Quán Thế  Âm; Người tu luyện là gì; Tu luyện nghĩa là gì; A la hán là gì; Chứng a la hán là gì
Chú tiểu liên tục thay đổi tâm ý của mình (ảnh minh họa Pinterest)

Dọc đường đi, vị trưởng lão cứ một lúc lại muốn chú tiểu gánh bọc hành lý và đi phía sau; một hồi lại muốn tự mình gánh và để chú tiểu đi phía trước. Cứ như vậy, trước sau luân phiên ba lần. Chú tiểu quả thực không biết dụng ý của vị trưởng lão; trong tâm vừa thấy phiền vừa thấy bực mình. 

Phát nguyện lớn nhưng ý chí không kiên định

Đợi đến khi hai người dừng lại ở bên đường nghỉ ngơi, chú tiểu cuối cùng không nhịn được nữa mà hỏi vị trưởng lão: “Thầy cứ liên tục muốn con gánh hành lý rồi lại bỏ xuống; lúc muốn con đi trước, lúc lại muốn con đi sau. Rốt cuộc là thầy có dụng ý gì?”

Vị trưởng lão nghe vậy thì nói rằng:

“Khi ta biết con phát nguyện tu thành Bồ Tát, liền tự mình gánh hành lý, muốn con đi phía trước ta. Khi ta biết con lại phát nguyện tu thành La hán, liền để cho con tự gánh hành lý và đi phía sau ta. Tâm niệm của con thay đổi ba lần, ta cũng để cho con ba lần đi phía trước ta, ba lần đi phía sau ta. 

Con cần phải rõ ràng, phát nguyện tu đắc đạo Bồ Tát thì công đức của con phải nhiều hơn người tu đắc đạo A la hán trong ba ngàn thế giới. Vì vậy, lúc con phát nguyện tu đắc đạo Bồ Tát, ta tuy đã tu đắc đạo La hán, nhưng không thể so với con được; cho nên phải đi phía sau con. Nhưng tâm ý của con liên tục thay đổi, cuối cùng cũng chỉ có thể đi phía sau ta mà thôi”.

Không sợ lòng trời hạn hẹp, chỉ sợ tâm ta nhỏ bé, chú tiểu phát nguyện lớn đến đâu thì cả vũ trụ cũng muốn xoay vần theo để giúp chú; nhưng muốn hoàn thành được tâm nguyện của mình thì ý chí cũng phải thật kiên định. 

Theo Vision Times