“Mê cảm phản chiếu” (Mirror touch synesthesia) là một căn bệnh hiếm gặp, mà người bệnh có sự đồng cảm với trạng thái của người khác một cách rất chân thực.

Chứng bệnh “mê cảm phản chiếu” (Mirror touch synesthesia), là một căn bệnh rất hiếm gặp. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng cảm xúc, xúc giác của người khác; dù họ không hề trải qua điều đó.

Thuật ngữ “Mirror” là để chỉ những cảm giác mà một người hoàn toàn cảm nhận được xúc giác của người khác một cách chân thực, giống như sự phản chiếu của gương. Điều này có nghĩa là khi họ nhìn thấy một người chạm vào bên trái, họ sẽ cảm nhận được sự đụng chạm ở bên phải.

sự cảm thông; sự thấu hiểu; sự đồng cảm chân thực
Thuật ngữ “Mirror” là chỉ một người có thể cảm nhận được xúc giác của người khác chân thực như sự phản chiếu của gương (ảnh: Adobe Stock)

Ví dụ như khi nhìn thấy ai đó bị một quả bóng đập vào mặt, lập tức họ có thể cảm thấy “rất đau”. Người mắc chứng bệnh này có cảm thụ rất mạnh và họ cảm thấy thực sự đau đớn trước nỗi đau của người khác. Chính vì những cảm giác dường như hư ảo nhưng phản chiếu một cách chân thực lên xúc giác của họ, nên họ thường không thể chịu nổi khi nhìn trực tiếp vào những điều đó.

Từ một bệnh nhân trở thành bác sĩ, biến nỗi bất hạnh trở thành sự đồng cảm

Nhà thần kinh học Joel Salinas, sống tại Massachusetts, thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ; là một người mắc chứng Mirror touch synesthesia từ khi còn nhỏ. Mỗi khi ôm ai đó, Joel Salinas sẽ cảm thấy rất ấm áp; nhưng khi thấy ai đó bị tổn thương thì lại đau khổ như chính họ vậy. Bởi vậy, Joel Salinas thường xuyên ôm những người bạn học của mình, khiến họ không thể hiểu nổi.

Căn bệnh này thực sự khiến Joel phải chịu rất nhiều đau đớn. Đến một ngày, anh chợt nhận ra điểm mấu chốt, đó là phải trừ bỏ sự đau khổ cho người khác; và rồi Joel bắt đầu lên ý tưởng từ khi còn học trung học.

Joel cho rằng chữa lành cho người khác cũng chính là giúp bản thân cảm nhận được những cảm xúc tốt đẹp. Cuối cùng Joel quyết định, tốt nhất là tham gia vào các công tác có liên quan; và trở thành một bác sĩ chính là mục tiêu của Joel.

Phát hiện ra sự thật bất ngờ và ngã rẽ mới cho tương lai

Joel đã xuất sắc đỗ vào một học viện y danh tiếng. Joel vẫn luôn cho rằng những người khác cũng có cảm thụ giống mình, có thể nghe âm nhạc mà cảm nhận được màu sắc và các con số.

Năm 2005, Joel cùng bạn học tham gia chuyến du lịch Ấn Độ do học viện tổ chức. Một người bạn đã nói trên đường phố đầy màu sắc rằng: “Nghe nói có người có thể nhìn vào màu sắc mà chữ nghĩa hiện lên trong đầu đó”.  Joel thuận miệng nói: “Điều này chẳng phải là bình thường sao? Ai mà chẳng như vậy?”

Dứt lời, mọi người đều nhìn Joel nói: “Điều này không phải ai cũng có, mà là trường hợp rất hiếm gặp”.

Đây là lần đầu tiên Joel nhận ra sự khác biệt của mình với mọi người, điều này khiến cho thế giới quan của anh thay đổi.

Năm 2007, Joel đến gặp bác sĩ hàng đầu về khoa học thần kinh là Tiến sĩ Ramachandran. Sau một loạt các xét nghiệm, xác định rằng Joel mắc phải chứng “mirror touch synesthesia” hiếm gặp.

Trong một thời gian dài, Joel không tìm ra nguyên nhân của sự “bất thường” này; bởi mẹ, chị, em trong gia đình đều mắc phải hội chứng này. Trên thế giới có khoảng 1,6%-2.5% người mắc chứng này, tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Ngoài ra, bệnh này mới phát hiện chưa lâu. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện là năm 2005, mà Joel cũng là một trong những người sớm nhất.

“Mỗi chúng ta đều có hệ thống phản chiếu tư tưởng”

Sau khi biết được sự thật, Joel đã lấy thần kinh học làm hướng nghiên cứu của mình; đồng thời tập trung vào nghiên cứu synesthesia, vừa là “nhà nghiên cứu” vừa là “đối tượng nghiên cứu”.

sự cảm thông; sự thấu hiểu; sự đồng cảm chân thực
Biến nỗi bất hạnh trở thành sự đồng cảm sâu sắc (ảnh minh họa: Adobe Stock)

Sau nhiều năm nỗ lực, Joel càng hiểu sâu hơn về căn bệnh. Joel nói: “Mỗi chúng ta đều có hệ thống phản chiếu tư tưởng. Bộ não tạo ra một thực tế ảo 3D mọi lúc, mọi nơi; chỉ là chúng ta không nhận ra mà thôi”.

Thông thường, một người bệnh sẽ phải chịu đựng những mức độ đau đớn khác nhau trong cuộc sống vì căn bệnh của chính họ. Nhưng Joel đã biến bất lợi thành lợi thế, biến nỗi bất hạnh trở thành sự đồng cảm sâu sắc. Joel lựa chọn trở thành một bác sĩ đầy nhẫn nại và tận tâm. Không chỉ chữa bệnh cho người mà còn giảm bớt những thống khổ của bản thân; biến bệnh tật thành món quà đặc biệt mà thượng đế ban tặng.

“Mirror touch synesthesia” đã khiến Joel phải chịu nhiều thương tổn không phải của chính mình. Nhưng anh đã biến nỗi bất hạnh trở thành sự đồng cảm sâu sắc.

Theo Vision Times