Phòng thí nghiệm Orfield được cho là căn phòng yên tĩnh nhất thế giới. Một thí nghiệm đặc biệt đã được thực hiện và cho kết quả bất ngờ.

Nếu một người ở trong một môi trường quá yên tĩnh trong một thời gian dài, họ sẽ cảm thấy cô đơn và gây ra nhiều khó chịu về thể chất, thậm chí như phát điên.

Để nghiên cứu tác động của âm thanh đối với con người, nhà khoa học người Mỹ Steven Orfield đã xây dựng một căn phòng tuyệt đối im lặng ở Nam Minneapolis, Minnesota, được gọi là Phòng thí nghiệm Orfield.

Phòng thí nghiệm Orfield

Đây không phải là một căn phòng bình thường; Để xây dựng được căn mật thất này, Orfield đã gây quỹ hàng trăm triệu USD và phải mất hơn mười năm từ thiết kế đến xây dựng mới hoàn thiện.

Căn mật thất này có cấu trúc hình khối. Tường được làm bằng bông cách âm sợi thủy tinh dày 1 mét. Đồng thời lắp đặt các tấm thép cách nhiệt và cách âm hai lớp; độ dày xi măng của tường là 0,3 mét. Ngay cả mặt đất mà bàn chân bước lên cũng được bao phủ bởi một lớp lưới kim loại dày, không gây ra tiếng động khi đi trên đó. Căn phòng được cho là im lặng đến 99,99%.

Năm 2013, một báo cáo thử nghiệm do cơ quan thử nghiệm chuyên nghiệp của bên thứ ba đưa ra cho thấy cường độ âm thanh của phòng thí nghiệm Orfield là -22,4 decibel; được sách kỷ lục Guinness thế giới chứng nhận là “nơi yên tĩnh nhất trên trái đất”.

Căn phòng yên tĩnh nhất thế giới; Căn phòng yên tĩnh nhất hành tinh; Nơi yên tĩnh nhất thế giới
(ảnh: Twitter)

Bạn có thể không biết gì về decibel của âm thanh, chúng ta có thể đưa ra một ví dụ. Lúc chúng ta đi ngủ vào ban đêm, cường độ âm thanh xung quanh sẽ rơi vào khoảng 30 decibel. Vậy bạn có thể tưởng tượng cường độ âm thanh -22,4 decibel sẽ yên tĩnh đến mức nào.

Thử thách 1 tiếng trong căn phòng yên tĩnh nhất thế giới

Sau khi hoàn thành phòng thí nghiệm, Orfield bắt đầu tuyển dụng các tình nguyện viên. Ông nói rằng, chỉ cần ở trong căn phòng này 1 giờ thì có thể nhận được tiền thưởng là 1000 USD. Khi nghe yêu cầu như vậy, mọi người đều cảm thấy thử nghiệm này quá dễ dàng; vì vậy đã có rất nhiều người đến đăng ký.

Orfield đã chọn được 200 người khỏe mạnh với thính giác bình thường, tâm lý ổn định. Ông nói với họ là có thể rút lui khỏi cuộc thí nghiệm bất cứ lúc nào nếu như cảm thấy không thể chịu được.

Sau khi tình nguyện viên đầu tiên bước vào, mọi người đều tò mò chờ đợi ở bên ngoài căn phòng, nghĩ là anh ta sẽ vui vẻ bước ra. Tuy nhiên chỉ 10 phút sau, tình nguyện viên này lại chạy ra ngoài với bộ mặt hoảng hốt; giống như đang kinh sợ vậy.

Phòng thí nghiệm Orfield; Nơi yên bình nhất thế giới; Những nơi yên bình nhất thế giới; Lắng nghe tiếng nói nội tâm
Thử thách tưởng đơn giản nhưng không một ai có thể vượt qua (ảnh: Inf.news)

Và cứ thế lần lượt từng người bước vào, nhưng không ai trong số 200 người thành công với thử thách 1 tiếng đồng hồ. Người lâu nhất cũng chỉ được 45 phút.

Rốt cuộc điều gì đã xảy ra?

Nói chung, môi trường xung quanh càng yên tĩnh thì chúng ta càng nghe được nhiều âm thanh hơn. Tuy nhiên, nhiều tình nguyện viên nói rằng, phòng thí nghiệm Orfield tuyệt đối yên tĩnh, bản thân không nghe được bất kỳ âm thanh nào ở bên ngoài; xung quanh an tĩnh lạ thường; an tĩnh đến mức đáng sợ. 

Có vài người muốn phá vỡ sự yên tĩnh này, vậy nên cố gắng tạo ra một chút âm thanh; giống như vỗ vào đùi; giậm chân xuống sàn. Nhưng họ đều không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào; vì những âm thanh này đã bị bông hút âm hút hết rồi.

Mấy phút sau, họ lại đột nhiên nghe được âm thanh. Cẩn thận xem xét một chút, thì ra đó là tiếng ‘ùng ục’ phát ra từ tim, phổi và dạ dày. Thậm chí có người còn nói rằng có thể nghe thấy âm thanh lưu động của huyết dịch trong cơ thể. Đối mặt với những âm thanh xa lạ này, rất nhiều người bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Càng về sau, những âm thanh này càng trở nên rõ ràng hơn. Có vài người bắt đầu sinh ra ảo giác, cho rằng bản thân đã tiến vào một chiều không gian xa lạ và rất đáng sợ.

Mất khái niệm về thời gian

Ngoài ra, trong căn phòng này không có bất kỳ công cụ gì để tính giờ. Điều này có nghĩa là các tình nguyện viên sẽ rất nhanh mà mất đi khái niệm về thời gian. Tuy chỉ vài phút trôi qua, nhưng người ở trong phòng sẽ cảm thấy như đã rất lâu. Họ không biết mình đã ở đó bao lâu, và khi nỗi cô đơn, sợ hãi, dằn vặt và ảo giác ngày càng gia tăng, họ chỉ muốn ra khỏi nơi này càng sớm càng tốt. Và khi mọi thứ đi đến cực hạn chịu đựng, họ đành đi ra khỏi căn phòng.

Từ góc độ tâm lý học mà nói, con người thông qua các dây thần kinh cảm giác và hệ thống thính lực để thu thập tin tức, giữ mối liên hệ với bên ngoài. Khi cường độ âm thanh của môi trường xung quanh giảm xuống một mức nhất định, mọi người sẽ cảm thấy như bị tước đoạt thính giác; sự cân bằng bị phá vỡ. Lúc này sẽ cảm thấy rất lo lắng. 

Thử thách 1 tiếng ở trong căn phòng yên tĩnh nhất thế giới
Nhiều tình nguyện viên bắt đầu sinh ra ảo giác (ảnh: Orfieldlabs)

Nói cách khác, con người chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của mình khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Các tình nguyện viên bị nhốt trong căn phòng yên tĩnh, mất hết mọi sự liên hệ với thế giới bên ngoài; vì vậy mà sinh ra cảm giác sợ hãi và ảo giác.

Mất phương hướng

Ngoài ra, mọi người cũng sẽ có cảm giác bị mất phương hướng trong căn phòng tuyệt đối yên lặng. Trong nhiều trường hợp, mọi người dựa vào âm thanh để xác định phương hướng; và cũng dựa vào âm thanh để duy trì sự cân bằng, để hoàn thành tốt các tư thế khác nhau như đi bộ và chạy. 

Trong đó, “chức năng cân bằng tai trong” của cơ thể đóng một vai trò quan trọng. Vậy nên, khi không nghe thấy âm thanh bên ngoài, chức năng cân bằng tai trong của cơ thể con người sẽ mất tác dụng, khiến con người mất đi cảm giác phương hướng; thậm chí sinh ra các triệu chứng như chóng mặt.

Con người hiện đại quá vội vã

Con người quen với ồn ào và rất ít có cơ hội tĩnh tại để lắng nghe bản thân mình. Thí nghiệm này chỉ đưa các tình nguyện viên vào một môi trường cực kỳ yên tĩnh và giúp họ nghe được những tiếng động ở chính bên trong cơ thể của mình. Nhưng có một thứ mà con người cũng nên lắng nghe cẩn thận hơn, đó là những suy nghĩ ẩn sâu trong tâm.

Các phương pháp thiền và tu tập đa phần cũng là để con người có thể đối diện với những suy nghĩ ở bên trong bản thân mình, tìm cách xoa dịu và giải quyết những mâu thuẫn nội tâm; từ đó có một tâm hồn thảnh thơi hơn, cuộc sống cũng hạnh phúc hơn.

Thí nghiệm ở trong căn phòng yên tĩnh nhất thế giới này cũng là để nhắc nhở chúng ta đã quá vội vã trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả. 

Theo 360doc