Tử tù đằng nào cũng chết, vì sao còn phải giáo dục họ?
Có người đặt ra câu hỏi là: Tại sao phải tư vấn và giáo dục cho tử tù? Chẳng phải đằng nào họ cũng chết hay sao? Làm vậy có tác dụng gì?
Hoàng Thục Văn, một nhà văn tâm linh và là một blogger nổi tiếng, đã kể về công việc tư vấn cho các tử tù ở nhà giam của ông, cũng để lại nhiều điều cho chúng ta suy ngẫm.
Nội dung chính
Chức trách của thầy tư vấn là giáo dục
Cứ khoảng một tháng một lần, tôi lại đến trại giam để làm công tác tư vấn tình nguyện. Tôi là người tư vấn cho các tử tù. Thường xuyên có người chất vấn tôi: “Tại sao phải giúp những người xấu? Người xấu nên để cho anh ta bị báo ứng, vì sao còn muốn quan tâm đến anh ta, tư vấn cho anh ta?”
Xin độc giả đừng hiểu lầm, tôi không nói về án tử hình, tôi cũng không muốn bàn về vấn đề này ở đây. Với tiền đề là tội phạm tử hình nhất định sẽ phải bị tử hình, tôi muốn trao đổi với độc giả về vấn đề “Tại sao phải tư vấn cho tử tù?”
Chức trách của người thầy tư vấn và thẩm phán là khác nhau. Chức trách của thẩm phán là phán quyết, chức trách thầy tư vấn là giáo dục. Vậy thầy tư vấn sẽ nói gì với tử tù?
Hướng dẫn tử tù thành tâm sám hối, nhận lỗi với người bị hại
Hiện tại, tôi khuyên tử tù theo 2 hướng.
Hướng thứ nhất: Thành tâm sám hối.
Giáo dục tội phạm tử hình ăn năn hối cải về tội ác của mình, chí ít là nguyện ý nhận lỗi trước khi thi hành án, biết mình đã gây ra bao nhiêu tổn hại cho nạn nhân. Nếu tử tù trước khi chết không chịu nhận sai và hối cải thì sẽ khiến người ta tức giận biết bao?
Hướng thứ hai: Hiểu sinh mệnh
Tôi hy vọng tử tù có thể hiểu được giá trị của sinh mệnh, bao gồm việc một người sống để làm gì? Sau khi chết thì sẽ đi về đâu? Nếu có kiếp sau thì anh ta sẽ muốn một cuộc đời như thế nào? Làm thế nào để trở thành một người tốt hơn?
Nghe đến đây, có thể có độc giả sẽ nổi giận, cho rằng đã là tử tù tước đoạt sinh mệnh của người khác, đáng lý phải để anh ta chịu các loại giày vò mới đúng; tử tù cơ bản không đáng để có kiếp sau, không xứng trở thành một người tốt.
Tôi nghĩ rằng tôi có thể hiểu được sự tức giận của độc giả. Nhưng tôi đang muốn đặt ra một vấn đề là: Tử vong là cái gì? Người chết rồi sẽ đi về đâu? Tùy vào niềm tin của mỗi người mà sẽ có những cách giải thích khác nhau.
Đời này là kẻ đại ác, đời sau lại đột nhiên trở thành người tốt được sao?
Tôi nỗ lực tư vấn cho tử tù là vì tôi chắc chắn một điều: Một người phạm tội giết người, nếu như bạn không giáo dục anh ta, anh ta không biết được mình sai ở đâu, bạn giam anh ta 20 năm, anh ta sẽ trở thành người tốt được sao?
Cũng như vậy, nếu một tử tù giết người, bạn không giáo dục anh ta, kiếp này anh ta là một kẻ đại ác, kiếp sau anh ta sẽ đột nhiên trở thành tốt được không? Giả sử anh ta trở thành súc sinh, anh ta có thể nào là một con chó tốt được không?
Tôi nghĩ câu trả lời chắc chắn là không. Nếu kiếp sau anh ta trở thành một kẻ ác, một con chó dữ, anh ta sẽ làm tổn thương ai? Anh ta có thể làm tổn thương gia đình và bạn bè của chúng ta.
Vậy tại sao việc tư vấn cho tử tù lại quan trọng đến vậy? Giáo dục tử tù và những người mắc trọng tội là đang bảo vệ cho chính chúng ta; tránh cho người thân và bạn bè của chúng ta bị tổn thương.
Giúp tử tù là đang giúp chính chúng ta
Có thể một số người không tin vào luân hồi, cảm thấy tử tù không xứng làm người; dùng một phát súng kết liễu anh ta, vậy chẳng phải mọi chuyện đều xong hay sao?
Hãy xem xét định lý năng lượng bất diệt: Người chết rồi, vật chất chuyển đổi thành năng lượng. Liệu một tử tù không bằng cầm thú trong mắt người khác sẽ có năng lượng tốt được không? Nếu tử tù trở lại vũ trụ dưới dạng năng lượng tiêu cực này, năng lượng của vũ trụ sẽ bị ô nhiễm. Bạn là một phần tử của vũ trụ, sẽ không bị ảnh hưởng gì sao? Đạo lý này cũng giống như là ô nhiễm không khí vậy.
Thành tâm sám hối là gì?
Một câu hỏi khác dành cho độc giả là: Thành tâm sám hối là gì? Bạn làm sao biết được là anh ta thực sự hối cải? Thói xấu của tử tù nghiêm trọng như vậy? Thành tâm sám hối nhất định là giả dối. Giáo dục tử tù là lãng phí tài nguyên.
Thành thật mà nói, như thế nào mới là thành tâm sám hối? Làm thế nào để đánh giá không bị sai? Chính tôi cũng không biết. Nhưng tôi vẫn nguyện ý đi giáo dục tử tù. Bởi vì tôi biết, bạn không giáo dục anh ta, anh ta không thể đột nhiên trở thành người tốt được.
Giáo dục là gieo nhân, bạn gieo nhân thì anh ta có cơ hội nảy mầm. Bạn không gieo nhân thì anh ta không làm gì cả; anh ta cũng sẽ không có cơ hội trở nên tốt hơn. Bạn để cho anh ta mang theo thù hận, mang theo tập khí xấu xa mà rời đi; điều đó không tốt cho tất cả mọi người.
Từ tù đáng ghét như vậy, tại sao phải quan tâm đến anh ta, tư vấn cho anh ta?
Trong 5 năm tư vấn cho tử tù, câu hỏi tôi hay gặp phải nhất là: Tử tù đáng ghét như vậy, tại sao phải quan tâm đến anh ta, tư vấn cho anh ta? Bạn nhìn thấy anh ta chẳng lẽ không tức giận hay sao?
Vấn đề này rất đơn giản. Lòng thù hận của tử tù, bạn cơ bản không cần dạy anh ta. Thế giới của anh ta vốn đã đầy sự thù hận. Anh ta rất giỏi oán hận, rất biết giết chóc. Anh ta không biết yêu thương và tôn trọng, vậy nên mới có thể tùy ý đi làm tổn thương người khác. Bạn dạy anh ta yêu thương và tôn trọng như thế nào? Đương nhiên phải dùng tình thương và tôn trọng để đối đãi với anh ta, làm cho anh ta thấy.
Nếu bạn không làm cho anh ta thấy, đích thân làm mẫu, anh ta sẽ không hiểu. Bởi vì anh ta không có điều đó trong đời. Bạn phải để anh ta trải nghiệm điều đó thì anh ta mới hiểu được. Đó là lý do tại sao các thầy tư vấn đối xử với tử tù bằng tình yêu thương và sự tôn trọng.
Nếu bạn là người bị hại, bạn có tha thứ cho tử tù không?
Câu hỏi cuối cùng rất sắc bén mà người ta thường hay hỏi thầy tư vấn tử tù: “Nếu như bạn là người bị hại, bạn có tha thứ cho tử tù không? Bạn còn nghĩ biện pháp để tư vấn cho anh ta không?”
Vấn đề này tôi rất rõ ràng, nếu như tôi là người bị hại, người nhà và bạn bè của tôi bị tổn thương, tôi sẽ rất khổ sở, rất tức giận; nhất định sẽ không có cách nào để tư vấn cho tử tù. Tôi không có được cao thượng như vậy, nhưng tôi hy vọng có thầy tư vấn khác có thể thay tôi để giáo dục anh ta; khuyên anh ta xin lỗi người thân và gia đình tôi, thành tâm sám hối.
Công việc của một thầy tư vấn là khuyên bảo chứ không phải là thẩm phán, tử tù đã bị xét xử rồi phải không? Tư vấn và thẩm phán là hai việc khác nhau.
Theo Epoch Times