“Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, một người trưởng thành thực sự là khi có thể kiểm soát thật tốt cái miệng của mình. 

Trong “Tuân Tử” có nói: “Ngôn nhi đương, tri dã; mặc nhi đương, diệc tri dã.” Nghĩa là: Nói mà hợp lý là biểu hiện của trí tuệ. Lúc không nên nói mà im lặng thích đáng, đó cũng là biểu hiện của trí tuệ.

Trong thời kỳ Thập Lục Quốc, tướng lĩnh Tiền Tần là Phù Lãng chạy sang Đông Tấn. Vương Tố Chi, một kẻ ba hoa lắm lời, vừa thấy Phù Lãng thì hỏi đủ chuyện.

Không chỉ hỏi phong thổ nhân tình của Trung Nguyên, còn hỏi mấy chuyện riêng của Phù Lãng; hơn nữa còn nói mãi không thôi. Phù Lãng trong tâm thấy rất phiền.

Có một lần, Vương Tố Chi hỏi: “Nô tì ở Trung Nguyên, giá cả như thế nào?”

Phù Lãng nói ngay: “Nói ít một trăm ngàn, nói nhiều một ngàn”.

Điều gì nên nói thì nói, điều gì không nên nói thì ngàn vạn lần đừng nói. Một người trưởng thành thực sự là biết cái gì nên nói và cái gì không. Dưới đây là 3 điều nhất định đừng nói:

1. Lời chua ngoa, cay nghiệt nhất định đừng nói

Trong “Tăng quảng hiền văn” có một câu: “Lời thiện một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Lời ác làm tổn thương người khác và cũng làm tổn phúc của bản thân.

Có một câu chuyện kể rằng, vào cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, có một bà lão họ Lý. Bà là người chanh chua cay nghiệt, thường nói lời làm tổn thương người khác.

Bà Lý chê con rể Vương Tài gia cảnh bần hàn, thường mắng con rể vô dụng; còn đem tổ tông 18 đời của anh ra mà châm chọc. Con gái Tiểu Liên nói sao cũng không được, ngược lại còn bị bà Lý đuổi ra khỏi nhà.

Người trưởng thành là gì; Người trưởng thành là người như thế nào; Người trưởng thành là sao
Bà Lý nổi tiếng chua ngoa trong làng (ảnh minh họa Pinterest)

Nhà Vương Đại Bảo ở trong thôn không có con nối dõi, bà Lý nói: “Tổ tiên của ông vô đức, làm sao mà có con nối dõi được?”

Vương Đại Bảo nổi giận mới hỏi bà: “Nhà tôi tuy không giàu có, nhưng đời đời kiếp kiếp không làm những việc thương thiên hại lý. Tôi với bà không thù không oán, bà vì sao cứ nói mấy lời ác độc như vậy?”

Quả báo cho tội ác khẩu

Tiểu Liên sau nửa năm trở về nhà thì thấy mẹ nằm liệt trên giường. Cô hỏi nguyên do thì bà Lý chỉ chỉ vào miệng, nói bà bị lở miệng, ăn cơm uống nước đều không trôi.

Về sau mời thầy thuốc đến, thầy thuốc liên tục lắc đầu, nói không có thuốc chữa. Mấy ngày sau thì bà Lý qua đời.

Dân làng biết được chuyện này đều nói bà Lý độc mồm độc miệng làm tổn thương người khác nên mới bị Trời phạt. Đúng là tự làm tự chịu!

Đừng đổ sự chanh chua cay nghiệt cho tính thẳng thắn, đó là ích kỷ lạnh lùng; hơn nữa còn là biểu hiện của sự thiếu giáo dưỡng.

Người có giáo dưỡng sẽ luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác; cảm thông với tình cảnh khó xử của người khác; cố gắng không để đối phương cảm thấy khó chịu; càng không bao giờ đưa ra mấy lời suy đoán ác ý.

2. Không nói lời tự cao tự đại

Trong “Lễ ký” có nói: “Người làm việc đại sự tất phải cẩn thận từ đầu đến cuối”. Người có bản sự thường cẩn thận ngôn hành nên ít sai lầm. Ngược lại, người không có bản lãnh lại thường nói lời ngông cuồng, tự chuốc họa vào thân.

Nước Hậu Thục vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, thái tử Mạnh Sưởng có một người bạn tên là Vương Chiêu Viễn; người này thông minh lanh lợi, rất có năng lực.

Sau khi thái tử Mạnh Sưởng lên ngôi, thân phận của Vương Chiêu Viễn cũng theo đó mà từng bước thăng tiến.

Lúc đó, Triệu Khuông Dẫn đem quân chinh phạt Hậu Thục. Mạnh Sưởng phái tâm phúc của mình là Vương Chiêu Viễn đi chống lại quân địch.

Vương Chiêu Viễn hết sức đắc ý. Mạnh Sưởng đem việc có tính quyết định đến vận mệnh quốc gia trao cho ông, ông cảm thấy bản thân rất có bản sự.

Kiểm soát cái miệng; Kiểm soát tốt cái miệng của mình; Tu khẩu đức
Chưa ra trận đã vội khoe khoang khoác lác (ảnh minh họa Min.news)

Trên đường hành quân, Vương Chiêu Viễn không ngừng khoe khoang khoác lác với quân dân, nói rằng mình từ nhỏ đọc thuộc binh pháp, giỏi dùng binh, có thể nói là Gia Cát Lượng tái thế.

Huênh hoang khoác lác, tự chuốc tai họa

Lần xuất binh này, ông không những muốn đánh lui đại quân của triều Tống, còn muốn dẫn các tướng sĩ đánh tới Biện Lương, mở mang bờ cõi, thành tựu sự nghiệp cả đời.

Trước khi trận chiến diễn ra, Vương Chiêu Viễn ăn mặc như đạo sĩ, cũng tự so mình với Gia Cát Lượng, ngồi trên xe đẩy, bình tĩnh uống rượu.

Vương Chiêu Viễn tuyên bố: “Trận chiến này không những phải thắng địch, mà còn phải dẫn quân Thục thu phục Trung Nguyên”. Nhưng đến khi hai bên giao chiến, Vương Chiêu Viễn không còn cười được nữa. 

Sau khi thua liền 3 trận, Vương Chiêu Viễn không còn bình tĩnh được nữa, vội vàng để cho binh sĩ canh giữ Kiếm Môn, còn mình thì hốt hoảng bỏ chạy.

Ông chạy đến một nhà dân nhưng bị quân Tống bắt được. Vương Chiêu Viễn lúc này có hối cũng không được nữa, nói lời cuồng ngôn thì sớm muộn gì cũng gặp tai họa.

3. Không ăn nói lung tung

Trong “Dịch kinh” có nói: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”. Ý tứ là, người có tu dưỡng nói ít mà đều có lý; người nóng nảy nói nhiều mà toàn là ăn nói lung tung. Một người không biết kiểm soát cái miệng thì rất dễ gặp họa.

Năm Kiến Vũ thứ 15, đại thần của Quang Vũ Đế Lưu Tú là Hàn Hâm và con trai Hàn Anh tự sát ở trong nhà. Hàn Hâm tự sát không phải vì tham ô, cũng không phải vì hủ hóa, tất cả là do cái miệng.

Hàn Hâm nhậm chức Đại tư đồ, ngồi ở chức vị mà người khác mơ ước; vừa là phúc phận nhưng cũng là mối họa.

Bởi vì ông là người không biết giữ mồm giữ miệng; cơ bản là không thích hợp ở bên cạnh hoàng đế. Sau khi lên làm Đại tư đồ là lập tức gặp chuyện.

Một lần Lưu Tú đọc lại bức thư của mình cùng với Ngỗi Hiêu và Công Tôn Thuật trong một buổi lên triều, và khá hài lòng.

Không ngờ, ngay trước mặt văn võ bá quan cả triều, Hàn Hâm đột nhiên giễu cợt Lưu Tú: “Quân vương làm mất nước cũng đều là người có tài. Vua Kiệt, vua Trụ cũng đều là người có tài”.

Tu thân khẩu ý; Khẩu nghiệp và quả báo; Khẩu nghiệp nghĩa là gì
Không biết giữ mồm giữ miệng thì hậu quả khôn lường (ảnh minh họa Zhihu)

Điều này làm cho Lưu Tú rất mất mặt, chỉ hận không thể giết ngay Hàn Hâm đi. Tuy nhiên Lưu Tú dù sao cũng là một minh quân, người có khí phách; năng lực chịu đựng lớn hơn so với người bình thường.

Người trưởng thành phải kiểm soát thật tốt cái miệng của mình

Tuy nhiên, Hàn Hâm không hiểu chuyện lại cứ được đằng chân lân đằng đầu. Trong một lần thiết triều khác, Hàn Hâm nói rằng, năm nay sẽ xuất hiện nạn đói kém mất mùa; vừa nói tay vừa chỉ trời chỉ đất, ngôn từ vô cùng kích động.

Đây không đơn giản là chế giễu đức hạnh của Lưu Tú, mà là tung tin giật gân, nói lời nhảm nhí. Lưu Tú lúc này không thể nhịn thêm được nữa, lập tức cách chức Đại tư đồ của Hàn Hâm, cho ông về làm ruộng.

Lưu Tú còn chưa hả giận, sau đó còn viết chiếu thư, phái sứ giả đi trách cứ Hàn Hâm. Cuối cùng thì cha con Hàn Hâm đều tự sát trong nhà.

Nước đổ khó thu, gương vỡ khó lành, lời đã nói ra, hối hận đã muộn. Một người trưởng thành thì nhất định phải kiểm soát tốt cái miệng của mình.

Theo 360doc