Kinh doanh buôn bán mà lợi mình hại người thì rồi cũng không được gì. Làm giàu phải coi trọng đức, đây là trí tuệ làm giàu của người xưa. 

Người xưa có câu: “Trí tuệ là tài phú”, đại đa số các nhà tư tưởng trong lịch sử khi bàn về vấn đề của cải, luôn khuyên mọi người “kiến lợi tư nghĩa” (thấy lợi thì suy nghĩ đến đạo nghĩa); “khinh tài trọng thí” (coi nhẹ tiền tài, coi trọng bố thí); “Cần kiệm trí phú” (cần cù làm giàu). Cùng xem lại một vài giáo huấn của người xưa và ngẫm về xã hội ngày nay, tin rằng bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích.

Coi trọng đạo nghĩa

Trong “Vũ kinh thất thư . lục thao” viết: “Trí dĩ khải tài”. Nghĩa là: Trí tuệ là cơ sở để đạt được tài phú.

Trong “Luận ngữ . hiến vấn” viết: “Kiến lợi tư nghĩa”. Nghĩa là: Lúc thấy tiền tài thì phải suy nghĩ đến chính nghĩa.

Trong “Tả truyện . tuyên công thập nhị niên” viết: “Nhân sinh tại cần, cần tắc bất quỹ”. Nghĩa là: Đời người nếu có thể chăm chỉ thì chi tiêu sẽ không bị thiếu hụt.

Trong “Khổng Tử gia ngữ . ngũ hình giải” viết: “Bất túc sinh vu vô độ”. Nghĩa là: Tài phú không đủ là do sử dụng không có tiết chế.

Trong “Chiến quốc sách . Tần sách” viết: “Gia hữu bất nghĩa chi tài, tắc thương bản”. Nghĩa là: Trong nhà có của cải bất nghĩa, thì sẽ bị tổn hại bởi chính tiền tài này.     

Trí tuệ làm giàu của người xưa; Trí tuệ làm giàu; Cổ nhân dạy làm giàu
Lúc thấy tiền tài phải suy nghĩ đến đạo nghĩa (ảnh minh họa Soha)

Trong “Ngô hạ ngạn liên” viết: “Hữu tiền thường ký vô tiền nhật”. Nghĩa là: Lúc có tiền phải nhớ đến lúc không có tiền, như vậy sẽ dùng tiền một cách tiết kiệm.

Trong “Tả truyện . chiêu công nguyên niên” viết: “Bất nghĩa nhi cương, kỳ tễ thậm tốc”. Nghĩa là: Dựa vào thủ đoạn bất nghĩa mà cường thịnh thì sẽ rất nhanh bị diệt vong.

Trong “Tây du ký” viết: “Tổn nhân lợi kỷ nhất tràng không”. Nghĩa là: Mưu lợi cho cá nhân bằng cách làm hại người khác thì cuối cùng cũng không được gì.

Cần cù tiết kiệm, không lấy tiền bất chính

Trong “Thượng thư . đại vũ mô” viết: “Khắc cần vu bang, khắc kiệm vu gia, tắc vượng”. Nghĩa là: Cần kiệm trị quốc, cần kiệm trị gia, quốc gia và gia đình như vậy mới có thể giàu có, hưng vượng.

Trong “Hoài nam tử . thái tộc huấn” viết: “Ngu giả hoặc vu tiểu lợi, nhi vong kỳ đại hại”. Nghĩa là: Kẻ ngốc luôn bị mê hoặc bởi lợi ích nhỏ, vì vậy mà quên mất cái hại lớn.

Trong “Quản tử . hình thế” viết: “Nọa nhi xỉ, tắc bần; lực nhi kiệm, tắc phú”. Nghĩa là: Lười biếng mà lại xa xỉ, cuộc sống sẽ nghèo khó; cần cù mà tiết kiệm, cuộc sống sẽ giàu có.

Trong “Lễ ký . đại học” viết: “Hoa bội nhi nhập giả, diệc bội nhi xuất”. Nghĩa là: Dùng thủ đoạn phi pháp mà đạt được tài vật, rồi cũng sẽ bị người khác dùng phương thức bất chính lấy đi.

Phải có đạo đức kinh doanh; Tại sao kinh doanh phải có đạo đức; Đạo đức kinh doanh là gì
Cần cù mà tiết kiệm, cuộc sống sẽ giàu có (ảnh minh họa Kienthuc)

Trong “Sử điển . nguyện thể tập” viết: “Phàm nhân phôi phẩm bại danh, tiền tài chiếm liễu bát phân”. Nghĩa là: Nguyên nhân chủ yếu khiến một người phẩm cách sa đọa, danh tiếng bại hoại, hơn phân nửa là do tham luyến tiền tài.

Trong “Luận ngữ . thuật nhi” viết: “Bất nghĩa nhi phú thả quý, vu ngã như phù vân”. Nghĩa là: Phú quý có được nhờ thủ đoạn bất chính, ta (Khổng Tử tự xưng) tuyệt đối không làm.

Biết đủ thường vui

Trong “Hoài nam tử . nhân gian huấn” viết: “Trí giả bất dĩ lợi hại nghĩa, thánh nhân thường tư tu”. Nghĩa là: Người thông minh sẽ không vì tư lợi mà làm tổn hại đại nghĩa; bậc thánh nhân thường suy nghĩ đến việc tu dưỡng phẩm đức của chính mình.

Trong “Tuân tử . thành tương” viết: “Vụ bản tiết dụng, tài vô cực”. Nghĩa là: Vừa nỗ lực làm ra tài phú, vừa hết sức tiết kiệm chi tiêu, tài phú như vậy sẽ không ngừng tích lũy, cho nên vô cùng phong phú.

Trong “Sử ký . hóa thực liệt truyện” viết: “Luận kỳ hữu dư bất túc, tắc tri quý tiện”. Nghĩa là: Người có tài trí, bằng cách hiểu được tình trạng thừa hay thiếu của hàng hóa, có thể dự đoán được giá cả của hàng hóa trong tương lai.

Trong “Quỳnh cư bội ngữ . cần kiệm” viết: “Bất hậu phí giả bất đa doanh, bất vọng dụng giả bất đa thủ”. Nghĩa là: Người không xa xỉ lãng phí, đối với kim tiền cũng không mưu cầu quá nhiều; người cần kiệm sẽ không tham lam tiền tài không thuộc về mình.

Trong “Hán thư . sơ quảng truyện” viết: “Hiền nhi đa tài, tắc tổn kỳ chí; ngu nhi đa tài, tắc ích kỳ quá”. Nghĩa là: Người hiền lương, tài sản quá nhiều, sẽ khiến ý chí bị suy thoái; kẻ ngu dốt tài sản quá nhiều, sẽ khiến sai lầm càng nhiều hơn.

Giàu không khoe khoang, nghèo không oán trách

Trong “Sử ký. hóa thực liệt truyện” viết: “Năng giả phúc thấu, bất tiếu giả ngõa giải”. Nghĩa là: Người có tài cán, sẽ sửa chữa một chiếc xe bị hỏng; người xấu xa không có bản sự mà nắm quyền hành, sẽ làm cho đất nước và nhà cửa sụp đổ và tan rã.

Kinh doanh có đạo đức; Kinh doanh có đạo đức là gì; Lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức
Không vì lợi ích mà đánh mất chính mình (ảnh minh họa Nguyenuoc)

Trong “Tuân tử . tu thân” viết: “Lương nông bất dĩ thủy hạn bất canh, lương cổ bất vi chiết duyệt bất thị”. Nghĩa là: Nông dân cần cù, sẽ không vì lũ lụt và hạn hán mà không đi trồng trọt. Thương nhân thông minh lanh lợi, sẽ không vì lỗ vốn mà không kinh doanh nữa.

Trong “Đại đái lễ ký . tăng tử lập ngôn” viết: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử hữu thịnh đức nhược vô”. Nghĩa là: Thương nhân thông minh đều là đem tiền cất giấu rất nghiêm mật, trên người giống như không xu dính túi; người cao thượng đều rất khiêm tốn, không thể hiện bản thân trước mặt người khác.

Trong “Minh . phùng mộng long ngữ” viết: “Phú bất tất kiêu, bần bất tất oán. Yếu khán đáo để, nhãn tiền bất toán”. Nghĩa là: Người có tiền không nên ngang ngược kiêu ngạo; người nghèo khổ cũng không cần phải oán trách thương tâm. Còn như thiện ác báo ứng, muốn nhìn đến rốt ráo là gì, hiện trạng trước mắt, còn chưa định đoạt được.

Trí tuệ làm giàu của người xưa lấy đạo đức, nghĩa lý làm trọng, không vì tiền tài mà đánh mất chính mình.

Theo Vision Times