Câu chuyện suy ngẫm: Tin vào Thần Phật thì bạn mất gì?
Có người không những không tin vào Thần Phật mà còn cười nhạo những người có đức tin, nhưng tin vào Thần Phật thì bạn mất gì?
Hữu thần luận và vô thần luận vẫn luôn mâu thuẫn với nhau hàng ngàn năm qua, và trong thời kỳ mạt kiếp này, nó lại càng trở nên nghiêm trọng hơn. Qua hai câu chuyện nhỏ dưới đây, mong rằng bạn có thể tự đưa ra lựa chọn đúng đắn cho bản thân:
Nội dung chính
Tin vào Thần Phật thì bạn mất gì?
Nhiều năm trước có một học giả người Nga. Một ngày nọ, ông nói với mọi người trong một hội trường lớn rằng Chúa tuyệt đối không thể tồn tại. Khi khán giả cảm thấy lời ông nói có lý, ông lớn tiếng thách thức Chúa: “Chúa ơi! Nếu như ông quả thực linh nghiệm, vậy xin mời ông xuống đây và giết tôi trước mặt đám đông này. Nếu vậy thì chúng tôi sẽ tin rằng ông tồn tại!”
Nói xong ông cố tình đứng im lặng chờ mấy phút. Đương nhiên Chúa không có xuống để giết ông. Ông liền nhìn xuống phía dưới khán giả và nói: “Mọi người đều thấy rồi, Chúa cơ bản không tồn tại!”.
Lúc này bất ngờ có một vị phu nhân, trên đầu quấn khăn, đứng lên và nói với ông rằng:
“Tiên sinh, lý luận của ông rất cao minh. Ông là người có học vấn sâu rộng. Tôi chỉ là một người phụ nữ nông thôn, không thể phản bác được ông. Tôi chỉ muốn xin ông trả lời một vấn đề trong lòng tôi.
Tôi tín phụng Chúa Giê-su đã nhiều năm, trong lòng mang ơn cứu rỗi của Chúa, vô cùng hạnh phúc; tôi càng thích đọc ‘Kinh Thánh’, càng đọc càng thấy có ý nghĩa, trong lòng tôi tràn đầy niềm an ủi mà Chúa Giê-su đã ban cho tôi; bởi vì tín phụng Chúa Giê-su, đời người có niềm hạnh phúc lớn nhất. Xin hỏi: Nếu như lúc tôi chết, phát hiện ra Chúa cơ bản không tồn tại, Chúa Giê-su không phải là con trai của Thượng Đế, Kinh Thánh toàn bộ không đáng tin, tôi cả đời này tín phụng Chúa Giê-su thì tổn thất cái gì?”
Không tin vào Thần Phật thì sẽ tổn hại ra sao?
Vị học giả suy nghĩ một lúc, toàn hội trường im lặng, khán giả cũng đồng tình với cách lập luận của người phụ nữ nông thôn này. Ngay cả vị học giả cũng kinh ngạc trước suy luận đơn giản này. Ông thấp giọng nói: “Phu nhân, tôi nghĩ bà không tổn thất một chút nào cả”.
Người phụ nữ nông thôn nói với vị học giả: “Cảm ơn ông đã trả lời thật hay. Tôi vẫn còn một câu hỏi trong lòng: Khi ông chết, nếu ông phát hiện quả thực có Thượng Đế; Kinh Thánh là hoàn toàn có thật; Chúa Giê-su quả nhiên là con trai của Thần; Thiên đường và địa ngục là có thật. Tôi muốn hỏi, ông sẽ tổn thất cái gì?” Vị học giả suy nghĩ hồi lâu, nhưng lại không nói nên lời.
Newton là một tín đồ tôn giáo ngoan đạo
Chúng ta đều biết Newton là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng ít ai biết rằng Newton còn là một tín đồ tôn giáo ngoan đạo. Trong suốt cuộc đời của Newton, hơn 80% các bài viết của ông là các tác phẩm Thần học, tổng cộng hơn 1,4 triệu chữ! Dưới đây là một câu chuyện liên quan đến tín ngưỡng của Newton:
Halley, nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh (người đã tính toán quỹ đạo của sao chổi Halley) là bạn của Newton. Halley không tin rằng tất cả các thiên thể trong vũ trụ là do Chúa tạo ra. Một ngày nọ, Halley nói với Newton về sự bất tín Thần của ông. Newton không nể mặt mà nói thẳng:
“Tiến sĩ Halley, tôi luôn vui vẻ tiếp nhận những cao kiến của ông về thiên văn toán học, bởi vì ông là người nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhưng đối với tôn giáo, ông tốt nhất không nên tùy tiện phát ngôn. Bởi vì tôi biết ông không có chút nghiên cứu nào về vấn đề này. Hơn nữa tôi dám quả quyết, ông cơ bản là người ngoài ngành”.
Chúa toàn năng mang theo trí tuệ to lớn
Một lần nọ, Halley đến thăm và thấy Newton tạo ra một mô hình thái dương hệ. Đó là một mặt trời mạ vàng, và các hành tinh xung quanh được sắp xếp ngay ngắn theo vị trí của chúng. Khi kéo tay quay, các ngôi sao lập tức quay hài hòa theo quỹ đạo riêng của chúng rất sinh động và tinh tế.
Halley kinh ngạc tán thán, lập tức hỏi ai đã làm ra cái này. Newton nói, cái mô hình này không có ai thiết kế và chế tạo, chỉ là các vật liệu vô tình đụng phải nhau mà hình thành. Halley nói, vô luận như thế nào, nhất định phải có người tạo ra nó; hơn nữa đây phải là một thiên tài.
Lúc này Newton vỗ vai Halley nói: “Cái mô hình này tuy tinh xảo, nhưng so với thái dương hệ chân chính, quả thực không là gì cả; vậy mà ông còn tin nhất định có người chế tạo ra nó. Thế với thái dương hệ tinh xảo hơn gấp ti tỉ lần, chẳng lẽ lại không có một vị Thần toàn năng sử dụng trí tuệ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta sáng tạo ra hay sao?” Halley đột nhiên tỉnh ngộ. Sau đó ông nghiên cứu nghiêm túc về tôn giáo, cuối cùng cũng tin rằng có Thần tồn tại.
Thần Phật dạy con người thiện lương, chân thành
Trên thực tế, có rất nhiều nhà khoa học có thành tựu, bao gồm cả Einstein, tin vào sự tồn tại của Chúa. Bởi vì khoa học thực chứng chỉ là một loại phương pháp để nhận thức thế giới. Và chỉ những người ít hiểu biết về khoa học mới chế giễu việc tin vào Thần Phật.
Ở phương Tây, tín ngưỡng tôn giáo là một loại hành vi văn minh, và đi lễ nhà thờ là biểu hiện của một người có giáo dưỡng. Khi các tổng thống Mỹ tổ chức lễ nhậm chức, tay họ đặt trên quyển Kinh Thánh và tuyên thệ, thời khắc đó thật là trang nghiêm và Thần Thánh.
Đối với mỗi chúng ta, dù có tin vào Thần Phật hay không, thì cũng đều biết rằng Thần Phật là những người thiện lương, từ bi, bảo vệ cho con người. Ý muốn của Thần Phật chính là giáo hóa cho con người đức tính thiện lương, chân thành, khoan dung.
Nên tin hay không tin vào Thần Phật?
Những người thực sự tín Thần thì đều rất thiện lương, họ luôn nhớ những lời dạy bảo của Thần Phật, trong lòng tràn đầy niềm hạnh phúc và biết ơn. Họ tin thiện ác hữu báo và luôn muốn làm người tốt, như vậy thì lại có điều hại nào hay sao?
Trong khi những người không tin vào Thần Phật thì lại tùy tiện muốn gì làm nấy, không có đạo đức ước thúc, không có quy phạm lương tâm. Như vậy thì tin hay không tin vào Thần Phật thì tốt hơn?
Shakespeare từng nói, đừng phỉ báng chân lý mà bạn không biết, nếu không sinh mệnh của bạn sẽ gặp nguy hiểm lớn.
Quả thực, tin vào Thần Phật không làm bạn bị tổn thất một chút gì mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân và xã hội.
Theo Aboluowang