Tụng niệm kinh Phật phải thành tâm thành ý và đặc biệt không được để cho tạp niệm lẫn vào, như vậy mới có thể được Thần Phật gia trì.

Binh sĩ tử trận cầu xin niệm kinh

Vào năm Gia Tĩnh thứ 40 (năm 1561), giặc Oa (Oa là cách người Trung Quốc gọi người Nhật Bản vào thời xưa) không kiêng nể gì mà xâm phạm Đài Châu. Thích Kế Quang (1528 – 1588) dẫn quân đi ngăn địch; trong vòng một tháng đánh chín trận và thắng cả chín. 

Năm sau, giặc Oa tấn công Phúc Kiến. Thích Kế Quang đảm nhiệm Phó tổng binh, cùng Đàm Luân đồng tâm hiệp lực, gây thiệt hại nặng cho giặc Oa. Vào tháng 5 năm đó đã giành lại được Bình Hải và Hưng Hóa. Lúc ông lãnh binh bảo vệ thành Tam Giang, thường ngày đều cung kính tụng niệm Kinh Phật. Tuy việc quân cấp bách nhưng cũng không lười biếng.

Một đêm nọ, một binh sĩ tử trận đã đi vào trong giấc mộng của Thích Kế Quang, nói rằng: “Ngày mai, nên để cho vợ tôi vào gặp ngài. Khẩn cầu ngài tụng niệm một quyển ‘Kinh Kim Cương’ để siêu độ cho tôi”. Ngày hôm sau, vợ của người lính này quả nhiên đến cầu kiến. Cô kể cho Thích Kế Quang một giấc mộng giống hệt như của ông.

Vào thời xưa, ví dụ như thời Đường Thái Tông, khi có những người lính tử trận, người dân sẽ lập trai đàn, hoặc xây chùa, thành tâm làm lễ, giúp những người này sớm được giải thoát, linh hồn có nơi nương tựa.

Trộn lẫn vào hai chữ “không cần”

Cũng vì vậy mà sau khi gặp vợ của người lính tử trận kia, ngày hôm sau, Thích Kế Quang ăn chay, sau đó bắt đầu tụng kinh cho những người lính tử trận. Tối hôm đó, người lính tử trận kia lại báo mộng cho vợ nói rằng: “Cảm tạ chủ soái đã vì tôi mà tụng kinh. Nhưng trong lúc tụng kinh có xen lẫn hai chữ ‘không cần’, khiến cho công đức không được toàn vẹn. Tôi vẫn chưa thể giải thoát khỏi thống khổ”. Sáng hôm sau, người vợ của người lính này lại đến cầu kiến Thích Kế Quang, kể lại cho ông giấc mộng của mình.

Niệm kinh; Niệm kinh sám hối; Niệm kinh cầu siêu
Đừng để lẫn tạp niệm khi tụng kinh (ảnh minh họa Facebook)

Thích Kế Quang nghe xong thì kinh ngạc. Bởi vì ông nhớ lại lúc tụng kinh, vợ ông sai tỳ nữ mang trà và bánh trái vào. Thích Kế Quang từ xa nhìn thấy, liền vẫy tay ý rằng không cần mang vào. Tuy Thích Kế Quang trong miệng chưa nói ra, nhưng trong tư tưởng đã nói “không cần” rồi. Sau đó, Thích Kế Quang đã đem chuyện này kể cho phụ tá và khách khứa; việc này nhờ vậy mà được lưu truyền về sau.

Tăng nhân tụng kinh lẫn tạp niệm, Thần nhân vào mộng cảnh báo

Thiền sư Triệt Dong (1591 – 1641) ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), là tổ sư ở núi Diệu Phong. Ông là một vị cao tăng Phật môn. Ông kể rằng, trong một lần bị bệnh ông đã có một giấc mộng. Trong mộng có một vị Thần nhân đã cầm một cuốn sổ và nói: “Đây là quyển sổ ghi lại tội của những người có tạp niệm trong khi tụng kinh”

Triệt Dong nhận lấy quyển sổ xem qua, thấy trên đó viết tên rất nhiều người; đều là trong lúc sao chép hoặc tụng kinh, trộn lẫn niệm thế tục, vì thế mà gây tội, mà tên của ông cũng được ghi vào cuối cuốn sổ.

Sau khi đọc xong quyển sổ, Triệt Dong rất hoảng hốt, trong lòng vừa kính vừa sợ. Vị Thần nhân kia lại nói với ông: “Nếu như tụng đọc một quyển kinh thư, mà để trộn lẫn hai suy nghĩ khác nhau. Thử nghĩ một chút, như vậy cả đời tụng kinh sẽ trộn lẫn bao nhiêu tạp niệm?”

Niệm kinh siêu thoát; Tụng kinh sám hối; Tụng kinh niệm Phật
Khi đọc kinh sách phải giữ tâm cho ngay chính (ảnh minh họa Pinterest)

Lúc này Triệt Dong chợt tỉnh mộng, thấy mồ hôi đẫm lưng. Đây đúng là một lời cảnh tỉnh mà Thần nhân dành cho Triệt Dong.

Tâm địa bất kính, làm Phật sự cũng vô ích

Đồ Trường Khanh (1543 – 1605) là một viên quan vào thời nhà Minh. Ông đã kể về trường hợp của Cố Dưỡng Khiêm (1537 – 1604) ở Thông Châu, Giang Tô (nay là Nam Thông). Cố Dưỡng Khiêm đảm nhiệm chức Thiếu tư mã, cũng gọi là Binh bộ thị lang; là cấp phó của Đại tư mã, quản lý quân sự và chính trị. 

Ông là người có tài năng, lại hào hoa phong nhã. Sau khi vợ qua đời, Cố Dưỡng Khiêm đã làm Phật sự để siêu độ cho người vợ quá cố. Mấy năm sau, vào một đêm nọ, người thiếp của ông đột ngột qua đời, trải qua một đêm thì tỉnh lại. Người thiếp sau khi tỉnh lại thì khóc không ngừng. Dưỡng Khiêm mới hỏi nàng ta nguyên nhân là do đâu.

Người thiếp này nói: “Thiếp vừa mới chết, liền xuống âm phủ, thấy phu nhân bị giam trong phòng tối. Phu nhân nói: ‘Ta ở đây khổ không thể tả được, các ngươi mau chóng làm việc công đức cứu ta'”.

Tụng kinh là gì; Tạp niệm là gì; Tạp niệm nghĩa là gì; Loại bỏ tạp niệm
Làm Phật sự chủ yếu là ở tấm lòng chân thành (ảnh minh họa Pinterest)

Người thiếp nghe vậy cảm thấy rất kinh hãi, bởi vì sau khi phu nhân qua đời, Cố Dưỡng Khiêm đã làm Phật sự rất lớn để siêu độ cho bà, tại sao lại không có tác dụng gì hết? Phu nhân nói với nàng rằng: “Mời tăng nhân tụng kinh sám hối siêu độ, là tùy thuộc vào sự chân thành của nhà chủ làm trai giới, như vậy mới có thể diệt tội tăng phúc. Trước đây các thầy tại điện đường tụng kinh niệm Phật, tướng công lại ở trong phòng la lớn. Vậy thì có tác dụng gì?”

Vô ý lớn tiếng mà hỏng việc

Người thiếp vừa kể xong thì Cố Dưỡng Khiêm khóc lớn. Vì Cố Dưỡng Khiêm đã lựa ngày để mời các cao tăng tuân thủ giới luật một cách nghiêm chỉnh; cũng có thái độ nghiêm túc làm Phật sự. Nhưng chỉ vì trong phòng vô ý lớn tiếng một chút, vậy mà lại hỏng việc. Chuyện này là Đồ Trường Khanh tận mắt chứng kiến và ghi chép lại.

Thần Phật thương xót chúng sinh, nhưng tâm niệm nhất định phải chính, nếu không thì dù có kiên trì niệm kinh cũng không có tác dụng.

Theo Aboluowang