Nelson Mandela từng nói, khi ông bước ra khỏi phòng giam và đến với tự do, nếu không bỏ được oán hận trong lòng thì ông vẫn đang ở trong tù.

Một vị tổng thống được cả thế giới kính nể

Vào tháng 12/2013, tang lễ của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela quy tụ gần như đầy đủ các nguyên thủ trên thế giới, được gọi là “Tang lễ thế kỷ”. Một số phương tiện truyền thông nhận xét rằng, quy mô của nó không kém gì tang lễ của Mahatma Gandhi (lãnh tụ tinh thần của nhân dân Ấn Độ) và cựu thủ tướng Anh Winston Churchill.

Các nhà lãnh đạo đến từ những khu vực khác nhau, với nền tảng tôn giáo và văn hóa khác nhau, quan điểm chính trị khác nhau, bất kể họ là đối tác hay kẻ thù, tất cả đều tạm thời gác lại sự phân biệt, dưới tinh thần hòa giải và bình đẳng mà Mandela ủng hộ trong suốt cuộc đời của mình, tất cả đã tiến hành một lần tụ hội quy mô lớn chưa từng có.

Không khó để một nhà lãnh đạo, đặc biệt là một nhà lãnh đạo chính trị có được sự tin tưởng và ủng hộ của một số người. Nhưng nếu có được sự tôn trọng và yêu mến của hầu hết mọi người, hoặc thậm chí là cả thế giới, thì đó hẳn phải là một người phi phàm, và Mandela chính là một người lãnh đạo như vậy.

Bị giam cầm 27 năm

Mandela kỳ thực cũng không phải là một vị Thánh. Chính ông cũng từng nói: “Ở trong ngục có chuyện quấy nhiễu tôi thật thậm tệ. Tôi vô tình đưa ra một hình ảnh sai lầm đối với thế giới, được mọi người coi là Thánh nhân. Tôi chưa bao giờ là (Thánh nhân), mà là một tội nhân không ngừng cố gắng”.

Ông cũng có những thiếu sót và nhược điểm của mình (như những cuộc đấu tranh bạo lực thời kỳ đầu và cuộc hôn nhân thất bại); nhưng điều khiến mọi người khâm phục và ngưỡng mộ nhất ở Mandela là lòng khoan dung đối với những người từng bức hại ông trong quá khứ.

Oán hận tình thù; Oán hận là gì; Oán hận thẳm sâu; Buông bỏ oán hận; oán hận;
Mandela đã tha thứ cho những người từng bức hại ông (ảnh: Pinterest)

Mandela bị bắt bỏ tù vì chống phân biệt chủng tộc. Ông bị bắt giam ở tuổi 46 và được trả tự do ở tuổi 72. Cuộc đời lao ngục của ông kéo dài 27 năm.

Cuộc sống trong tù dài như vậy đã mang lại cho ông những tổn thương nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. Nhưng ngay thời khắc bước chân ra khỏi tù, Mandela quyết định sống như là một tín đồ Cơ Đốc. Ông không để lửa giận trong lòng khống chế; không để quá khứ làm tổn thương; không trả thù những người đã bức hại mình.

Bị bức hại nghiêm trọng

Một cai ngục thường kể lại những hành vi bạo hành khác nhau của mình với Mandela. Đó là trên đảo Robben hoang dã, khắp nơi đều là hải cẩu, rắn độc và các loài động vật nguy hiểm khác. Mandela bị nhốt trong phòng giam. Ban ngày phải khai thác đá, có lúc phải xuống biển lạnh như băng để mò rong biển. Ban đêm thì bị hạn chế hết thảy tự do. 

Bởi vì Mandela là tội phạm chính trị quan trọng, người cai ngục này và 2 người đồng sự khác thường xuyên làm nhục ông; động một chút là dùng xẻng đánh ông; thậm chí cố ý đổ nước bẩn vào thức ăn và bắt ông ăn…

oán hận
Buông bỏ oán hận mới có tự do thực sự (ảnh: One)

Mandela từng nói:

 “Khi cơn giận nổi lên, tôi liền tự nhủ rằng, họ đã giam cầm tôi 27 năm, và nếu như tôi tiếp tục căm hận họ, tâm linh cuối cùng sẽ không được giải phóng. Tôi muốn tự do.

Khi bước ra khỏi phòng giam, đi qua cánh cổng nhà tù để đến với tự do, tôi biết rằng, nếu tôi không thể bỏ lại những bi thương và oán hận ở phía sau, vậy thì tôi kỳ thực vẫn đang ở trong tù”.

Mời người từng bức hại mình đến lễ nhậm chức tổng thống

Năm 1990, Mandela 72 tuổi được thả ra khỏi tù, và vài năm sau đó thì được bầu làm tổng thống Nam Phi.

Tại lễ nhậm chức tổng thống, một hành động của ông đã gây chấn động toàn thế giới. Ông đã mời 3 cai ngục đã từng bức hại ông năm đó đến hiện trường.

Nelson Mandela: 'Nếu không bỏ được oán hận thì tôi vẫn đang ở trong tù'
Nelson Mandela là vị tổng thống khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ (ảnh: Facebook)

Khi người cai ngục nhận được lời mời đến dự lễ nhậm chức do chính Mandela ký. Anh ta biết rằng ngày phải chịu quả báo của mình sắp đến; Mandela sẽ hạ nhục anh trong buổi lễ và tống anh vào tù. Hai người cai ngục kia cũng nhận được lời mời và đều rất hoảng sợ; họ đến gặp nhau để tìm biện pháp đối phó. Nhưng cuối cùng họ biết họa này không sao tránh được, nên đành phải đến tham dự và chấp nhận số phận.

Tha thứ mới giúp đạt được tự do một cách thực sự

Nhưng trái với suy nghĩ của họ, Mandela nói trong buổi lễ rằng, khi còn trẻ tính ông rất nóng nảy, chính lúc ở trong tù đã giúp ông học được cách kiềm chế cảm xúc của mình; nhờ vậy mới có thể sống sót. Sự giày vò kéo dài trong tù khiến ông học được cách an tĩnh; cũng khiến ông biết cách đối diện với khổ nạn.

Sau khi giới thiệu 3 người cai ngục, Mandela thậm chí còn từ từ đứng lên, cung kính chào họ, 3 người đều bật khóc tại chỗ; mọi người càng kính nể tấm lòng thản đãng của Mandela. Từng trải qua khổ nạn, Mandela càng hiểu được giá trị của sự tha thứ. Năm 1993, Mandela đã được trao giải Nobel hòa bình.

Sự tha thứ sẽ phá bỏ xiềng xích của oán hận và giúp chúng ta đạt được tự do một cách thực sự, tâm rộng lượng là cội nguồn của hạnh phúc. 

Tổng hợp