Khoa học cổ đại: Mối quan hệ giữa 12 thời thần và nhân thể
Khoa học cổ đại nghiên cứu đến những thứ mà con người không thể nhìn thấy hay chạm vào được, là bí ẩn khó giải với khoa học hiện đại.
Đồng hồ sinh vật nhân thể
Cơ thể con người có một quy luật thời gian, chiếc “đồng hồ sinh vật nhân thể” này đi đến chỗ nào thì cơ thể tự nhiên sẽ biết là nên làm cái gì. Vậy nên, việc ăn uống, ngủ nghỉ, bài tiết, đều có quy luật. Chiếc “đồng hồ” này không chỉ nói cho con người biết là vào lúc nào nên làm gì, nếu như bạn một mực làm ngược lại chỉ lệnh đó, nó cũng sẽ ngừng vận hành.
Chìa khóa của chiếc đồng hồ này không nằm ở trong tay con người. Dường như là ở một nơi nào đó, có một vị Thần đang nghiêm khắc thao túng và trông coi hết thảy những thứ này.
Như vậy, chiếc đồng hồ nhân thể cùng với thời gian trong sinh hoạt thường ngày của chúng ta có quan hệ như thế nào? Chúng có mối liên hệ chặt chẽ và gắn bó mật thiết với nhau.
Khí huyết của nhân thể là tinh vi và tinh hoa của cơ thể người, có tính lưu động nhất định. Cổ nhân cho rằng khí huyết thông qua lưu động mà đi đến các bộ phận của cơ thể; truyền dinh dưỡng đến tạng phủ, trăm mạch và tứ chi.
12 thời thần
Loại lưu hành truyền dẫn đến các tạng phủ này giống như là nhịp điệu thời gian thủy triều dâng lên và hạ xuống vậy. Khi vào một thời thần nào đó khí huyết chảy đến một kinh mạch tạng phủ nào đó, vậy thì công năng ở chỗ này sẽ thịnh vượng, nếu không thì công năng sẽ suy giảm; tại một thời thần nào đó, khí huyết ở một tạng phủ nào đó yếu nhất, vậy thì công năng ở nơi đó cũng rất yếu. Đây chính là nhịp điệu của 12 thời thần.
“12 thời thần” này chính là chia ngày đêm thành 12 đoạn thời gian; mỗi đoạn lại lấy tên 12 địa chi để đặt tên. “12 thời thần” và 24 giờ trong ngày có quan hệ đối ứng như sau: Giờ Tý (23h – 1h); giờ Sửu (1h – 3h); giờ Dần (3h – 5h); giờ Mão (5h – 7h); giờ Thìn (7h – 9h); giờ Tỵ (9h – 11h); giờ Ngọ (11h – 13h); giờ Mùi (13h – 15h); giờ Thân (15h – 17h); giờ Dậu (17h 19h); giờ Tuất (19h – 21h); giờ Hợi (21h – 23h).
Đường chính của nó là bắt đầu từ mạch phổi (3h – 5h), đến đại tràng (5h – 7h), dạ dày (7h – 9h), lá lách (9h – 11h), tim (11h – 13h), ruột non (13h – 15h), bàng quang (15h – 17h), thận (17h – 19h), buồng tim (19h – 21h), tam tiêu (21h – 23h), túi mật (23h – 1h), gan (1h – 3h). Mỗi một kinh mạch là một thời thần. Cho nên, tạng phủ mắc bệnh nặng nhất, thì thời thần của đồng hồ sinh mệnh đi đến bộ vị đó thường sẽ bị ngừng lại, không thể tiến thêm được nữa.
Bí quyết của điểm huyệt
Người tu đạo trong quá khứ đều hiểu quy luật tuần hoàn của khí huyết, kinh lạc. Cho nên, trong dân gian có phương pháp điểm huyệt; chính là căn cứ vào hướng đi của đồng hồ sinh mệnh nhân thể. Khi khí cơ huyết mạch của con người đi đến một huyệt vị đặc định của kinh mạch nào đó, điểm một cái, thì sẽ khiến cho người đó đứng im bất động; hoặc là khiến cho người đó nằm không dậy được, mấy giờ sau sẽ tự động giải khai.
“Ngoài nghề xem náo nhiệt, trong nghề nhìn cách thức”, những người hiểu khí mạch, chỉ cần lấy tay điểm một cái là giải được ngay.
Khoa học cổ đại còn nhiều bí ẩn mà khoa học hiện đại không thể giải thích; mà vì không thể giải thích được nên đôi khi bị cho là huyền hoặc mê tín.
Theo Vision Times