Biết giữ khoảng cách thích hợp chính là một loại cảm giác về ranh giới. Người không có ý thức về ranh giới thì sẽ chỉ là “em bé khổng lồ”.

“Em bé khổng lồ”

Điều khó khăn nhất trong giao tiếp giữa người với người đó chính là khoảng cách. Nếu quá xa sẽ thành lạnh nhạt; nếu quá gần thì bạn sẽ vượt qua ranh giới nếu không cẩn thận.

Trong quá trình tiếp xúc với người khác, sẽ có người khiến bạn cảm thấy như làn gió xuân, nhẹ nhàng thư thái; lại có một số người khiến bạn không thể chịu đựng nổi, chỉ gặp một chút đã thấy rất phiền phức.

Vậy đối với loại người thứ hai, chính xác thì vấn đề là do đâu? Có thể dùng một từ để hình dung về những người này, cảm giác khá chính xác: “Em bé khổng lồ”.

“Em bé khổng lồ” là gì? Những người dù đã lớn nhưng tâm trí vẫn dừng lại ở giai đoạn ấu thơ; họ thực sự vẫn chưa trưởng thành.

Kiểu người này chính là không có ý thức về ranh giới. Họ dù làm việc gì cũng lấy bản thân làm trung tâm; không phân biệt được cái gì là của mình, cái gì là của người khác.

Khiến người khác cảm thấy khó chịu

Đặc điểm của em bé khổng lồ đó là luôn tin rằng thế giới phải xoay quanh mình. Họ cho rằng chỉ cần bản thân không vui, vậy chứng tỏ thế giới này có vấn đề.

Ý thức về ranh giới; Giữ khoảng cách khi giao tiếp; Giữ khoảng cách trong giao tiếp
Có người tuy lớn nhưng vẫn chưa trưởng thành (ảnh minh họa Pinterest)

Ngược lại với người lớn, trẻ sơ sinh không có cảm giác về ranh giới. Trẻ sơ sinh thường không thể phân biệt được cái gì của mình và cái gì là của người khác khi mới bước vào thế giới này. Đứa bé lớn dần lên và sẽ được dạy dỗ về lễ nghĩa; cũng chính là dạy cho chúng ý thức được rõ ràng về ranh giới trong mọi việc.

Bạn có từng gặp một đứa trẻ hư chưa? Điều gì khiến bạn nghĩ nó là một đứa trẻ hư? Tin rằng đó chính là nó không biết lễ nghĩa, hành động tùy tiện; khiến không ai có thể chịu đựng nổi. Một “em bé khổng lồ” cũng sẽ mang lại cho người khác cảm giác khó chịu như vậy.

Phải luôn có ý thức về ranh giới

Có người từng nói: “Căn nguyên của mọi đau khổ của con người là thiếu ý thức về ranh giới”.

Hai người dù thân thiết đến đâu cũng sẽ duy trì khoảng cách an toàn về mặt tâm lý trong quá trình giao tiếp. Chỉ khi giữ được khoảng cách này, bạn mới có thể cảm thấy thư thái và thoải mái trong giao tiếp.

Khoảng cách an toàn này bao gồm: Cái gì là của bạn, cái gì là của tôi; điều gì có thể nói và điều gì không thể nói; bạn làm những việc trong phạm vi của mình và tôi làm những việc trong phạm vi của tôi.

Nếu bạn vượt qua khoảng cách an toàn này, bên kia sẽ lùi lại theo bản năng.

Việt vị tâm lý

Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là “Việt vị tâm lý”. Ý tứ là mỗi người đều có một ranh giới tâm lý nhất định; đó là trong phạm vi này không ai được vào. Một khi đã tiến vào thì sẽ rất dễ phát sinh mâu thuẫn, dù là ai vào cũng sẽ bị việt vị.

Tôn trọng sự khác biệt; Tôn trọng sự khác biệt trong cuộc sống; Tôn trọng người khác là gì
Đừng để bản thân rơi vào thế việt vị (ảnh minh họa Pinterest)

Trong giao tiếp bạn nên để ý một chút, xem bản thân có bị rơi vào thế việt vị hay không. Nếu đã lỡ nói hay làm gì mà vi phạm ranh giới của người khác thì tốt nhất là im lặng rút lui, nếu không bạn sẽ nhanh chóng gặp rắc rối.

Tình cảnh chung của những “em bé khổng lồ” đó là sẽ bị mọi người bỏ rơi. Cuối cùng anh ta sẽ rơi vào chán nản và cho rằng thế giới quá tàn nhẫn với mình. Nhưng thực ra vấn đề lại xuất phát từ chính bản thân anh ta.

Vì vậy, hãy luôn rèn luyện ý thức về ranh giới của chính mình và đừng vi phạm ranh giới của người khác. Đây là tu dưỡng cơ bản của một người trưởng thành.

Không có ý thức về ranh giới, cho dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn cũng chỉ là một “em bé khổng lồ” không được chào đón.

Theo Kknews