Đôi khi, kiềm chế hành vi của bản thân và không làm cho người khác cảm thấy xấu hổ là biểu hiện cao nhất của một người có học.

Hành động kỳ lạ của người thầy giáo già

Vào một hôm trời mưa, người thầy giáo già đang vội vã đến trường cùng với các học trò của mình. Phía trước họ không xa có một nữ giáo viên mặc áo dài. Mưa vẫn rơi rả rích, nữ giáo viên vì đi vội quá mà không may bị ngã.

Ngay khi các em học sinh định bước lên giúp đỡ cô, vị thầy giáo già đã kéo các em lại và núp ở phía sau một cái cây.

Nữ giáo viên ngã xuống đất, nhìn xung quanh không có ai, vội vàng đứng dậy bước nhanh về phía ký túc xá.

Cảm thấy xấu hổ về bản thân; Cảm giác xấu hổ với bản thân; Hình ảnh cảm thấy xấu hổ
Vị thầy giáo già cản học trò đến giúp cô giáo bị ngã (ảnh minh họa Thanhnien)

Các em học sinh cảm thấy khó hiểu, người thầy giáo già bình thường rất hay giúp đỡ người khác; vậy mà sao hôm nay lại lạnh lùng như vậy?

Vị thầy giáo già nhìn thấu tâm tư của các em, liền nói: “Nếu như các em làm một trò ngu ngốc, các em có muốn người khác nhìn thấy không?” Các em học sinh đều lắc đầu.

Vị thầy giáo già tiếp tục nói: “Nếu cô ấy không thể tự đứng lên, chúng ta nhất định phải đi giúp đỡ cô ấy. Nhưng cô ấy chẳng qua chỉ bị ướt quần áo một chút; tự nhiên sẽ không muốn người khác nhìn thấy tình trạng nhếch nhác của mình”. Nghe đến đây, các em học sinh lập tức hiểu ra   

Biết cách tránh cho người khác bị xấu hổ mới thể hiện là một người có giáo dưỡng.

Giáo dưỡng là biết kiềm chế trong lời nói

Có một nhà văn đã kể lại câu chuyện của mình, lần đó, anh được một người em gái mời đi hướng dẫn một buổi phỏng vấn tuyển dụng giáo viên. Trong thời gian này, có một cô gái trẻ đã thu hút sự chú ý của anh.

Cô gái này có bài thi viết rất tốt, giảng bài cũng rất có cảm xúc. Nhưng “ngọc có tỳ vết”, trên khuôn mặt của cô có một vết bớt máu tím nho nhỏ. Cho dù cô đã dùng mái tóc dài để che đi một phần, nhưng nói chung vẫn có thể nhìn thấy khá rõ.

Vị nhà văn này biết rõ, dung mạo của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của giám khảo; rất có thể vì vậy mà bị đánh rớt.

Anh muốn khuyên cô gái này trang điểm qua một chút để có thể che đi vết bớt. Nhưng lại sợ nếu nói thẳng như vậy, sẽ khiến cho đối phương cảm thấy xấu hổ. Đột nhiên anh nghĩ đến một biện pháp.

Mỗi ngày đều cảm thấy xấu hổ; Người có học thức; Người có học vấn là người như thế nào
Muốn giúp người cũng cần phải thật tế nhị (ảnh minh họa Twitter)

Tranh thủ lúc đang viết trên bảng, anh lặng lẽ quẹt một ít phấn lên mặt mình. Lúc xoay người lại, mọi người (trong đó có cả cô gái trẻ kia) đều cười mà nhắc anh có phấn ở trên mặt.   

Xử lý thật tinh tế

Anh vội vàng lau đi, sau đó cười nói với mọi người: “Khi đang viết bảng, nhất định đừng để phấn lem lên mặt, sẽ giống như bây giờ, để cho mọi người cười đùa. Trong toàn bộ quá trình, phải giữ cho khuôn mặt thật sạch sẽ”.

Cô gái trẻ kia vội hỏi anh: “Thưa anh, em sinh ra đã bị như vậy rồi thì sao?”

Nhà văn cười đáp: “Vậy thì có lẽ trước tiên em cần bôi một ít phấn trắng”

Không lâu sau, cô gái chủ động liên hệ với anh, nói rằng cô đã được nhận làm giáo viên; cũng đặc biệt cảm ơn anh ngày đó đã có lòng tốt nhắc nhở cô.

Mỗi người đều sẽ có lúc gặp phải tình huống xấu hổ và không muốn cho ai nhìn thấy. Nếu bạn không cân nhắc đến cảm xúc của người khác, phơi bày khuyết điểm của họ trước đám đông; vậy sẽ chỉ khiến họ càng thêm khó chịu mà thôi.

Đừng làm cho người khác cảm thấy xấu hổ

Có câu tục ngữ: “Bậc trí giả nghĩ rồi mới nói, kẻ ngu ngốc nói rồi mới nghĩ”. Khi bạn không hiểu tình huống của người khác thì đừng có tùy tiện đưa ra nhận xét.

Người có học là gì; Người có học không phải là biết nhiều; Người có học thức là gì
Người có giáo dưỡng sẽ luôn làm cho người khác cảm thấy thoải mái (ảnh minh họa Pinterest)

Nhà văn Nga Chekhov từng nói: “Người có giáo dưỡng không phải là lúc ăn sẽ không làm rơi vãi súp; mà là khi người khác làm rơi vãi súp thì anh ta sẽ không nhìn”. Đôi khi, kiềm chế hành vi của bản thân và không đặt người khác vào tình huống xấu hổ là biểu hiện cao nhất của một người có học.

Trịnh Bản Kiều từng nói: “Thông minh khó, hồ đồ cũng khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ càng khó hơn”. Không nhất định cứ phải nói ra tất cả những điều bạn biết; hồ đồ một chút để mở ra cho người khác một con đường.

Người có giáo dưỡng sẽ luôn khiến cho người khác cảm thấy thoải mái. Biểu hiện trực tiếp nhất của giáo dưỡng đó là không làm cho người khác cảm thấy xấu hổ.

Theo Kknews