Vì sao phải “Đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung”?
Bốn câu “Đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung” là để hình dung về tư thế của một người. Vậy câu nói này từ đâu mà ra?
Câu nói này thoạt nghe cũng rất hợp lý, ý tứ bề mặt cũng đơn giản, làm có vẻ cũng dễ dàng; nhưng có thể kiên trì tạo thành thói quen lại là điều khó. Nhưng tại sao lại dùng “Tùng, chuông, gió, cung” để hình dung 4 tư thế đứng, ngồi, đi, nằm? Nội hàm thực sự của 4 câu này là gì?
Kỳ thực, 4 câu này dùng để miêu tả hình tượng tư thế và nội hàm của một người tu luyện. Người bình thường nếu muốn đạt được 4 điểm này, dường như bỏ ra một chút công phu thì cũng có thể hình thành thói quen; ít nhất là về cảm thụ bề ngoài thì cũng có thể làm được. Nhưng đối với người tu luyện chân chính mà nói, đây là công phu tu luyện ban đầu mà một người tu luyện tự nhiên sẽ đạt được.
Nội dung chính
Đứng như tùng
Đứng như tùng, là yêu cầu phải đứng thẳng. Nhất là trong công pháp tu luyện của Đạo gia, để tiện cho việc đệ tử lý giải, nên lấy hình tượng đứng thẳng như cây tùng; chân đạp vững chắc trên đất; kiên cường không dễ lay động.
Ngồi như chuông
Ngồi như chuông, là chỉ trạng thái ngồi thiền, thân thể giống như một cái chuông; rất vững vàng, ở giữa rỗng (ý chỉ tâm rỗng không tạp niệm). Thân thể phải bảo trì sự ngay thẳng; thân thể dường như không cảm nhận thấy; bên trong thân thể tựa như trống rỗng. Toàn thân lỏng mà không chùng.
Đi như gió
Đi như gió, là chỉ người tu luyện khi các mạch trong cơ thể đã thông thấu thì có thể đi lại nhẹ nhàng như gió; đi bộ thấy nhẹ bỗng. Đồng thời cũng muốn nói rằng, người tu luyện phải vững bước trên con đường Đạo; mắt nhìn thẳng, không bị ngũ sắc và ngũ âm quấy nhiễu.
Nằm như cung
Nằm như cung, lúc đi ngủ nằm nghiêng một bên giống như cây cung. Trong tư thế này, không những cơ thể dễ dàng buông lỏng, mà các mạch lạc trong cơ thể cũng dễ dàng bảo trì trạng thái liên thông. Còn như nằm ngửa thì có một vài kinh mạch sẽ không được thông. Khổng Tử cũng nói là không nên nằm ngửa. Ông gọi việc nằm ngửa là “thi ngọa”, tức là nằm giống như một cái xác chết. Dược vương Tôn Tư Mạc cũng từ góc độ dưỡng sinh mà nói: “Co gối nằm nghiêng, có lợi cho khí lực của người, hơn hẳn việc nằm ngửa”.
Thể hiện ra tư thế của một người có tu dưỡng
Bốn tư thế “Đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung” này cũng được người xưa ca ngợi, biểu hiện trong cuộc sống thường ngày; dường như là có lợi cho việc dưỡng sinh; cũng thể hiện ra dáng vẻ của một người có tu dưỡng. Mà trong tu luyện thì thể hiện ra sự uy nghi, nghiêm túc.
Thuật ngữ này vốn là được lưu truyền trong giới tu luyện vào thời xưa. Bởi vì vào thời đó văn hóa tu luyện rất phổ biến; mọi người đều rất dễ dàng hiểu được; các ngành các nghề cũng đều giảng phải tĩnh tâm, điều tức, đả tọa.
Con người ngày nay lại truy cầu vật chất quá nhiều, nên thường muốn làm sao cho thoải mái là được. Người xưa dù đứng cả ngày thì tư thế cũng không thay đổi. Người ngày nay chỉ mới đứng có một chút là đã không chịu được.
Người ngày xưa ngồi thì đều dùng ghế gỗ chắc chắn. Khi ngồi còn giảng phải chú trọng ngồi một phần ba; thân thể phải giữ thẳng. người ngày nay thì cứ chỗ nào thoải mái là dựa vào, ngồi xuống ghế sofa thì cả người đều dựa vào. Vậy nên thỉnh thoảng lại có người xưa nói lớp trẻ ngày nay đứng cũng không xong, ngồi cũng chẳng yên.
Câu nói “Đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung” không chỉ là hình tượng bề ngoài mà còn thể hiện ra nội hàm của một người có tu dưỡng.
Theo Vision Times