8 việc khiến tế bào ung thư sợ hãi
Ung thư đã trở thành căn bệnh thế kỷ, nhưng thực ra nó cũng không hề đáng sợ như mọi người nghĩ. Dưới đây là 8 việc giúp đẩy lùi tế bào ung thư.
Nội dung chính
Tăng cường vận động
Bơi lội, chạy bộ, yoga, đạp xe,… Tế bào ung thư rất sợ người thường xuyên vận động. Bởi vì vận động thể chất sẽ tăng cường khả năng miễn dịch, tế bào ung thư cũng không dễ có cơ hội xuất hiện và tái phát.
Mọi người đều biết, rèn luyện vận động rất tốt cho sức khỏe. Dựa theo thể chất mỗi người mà lựa chọn phương thức rèn luyện thích hợp; kiên trì tập luyện, nhưng cũng tránh vận động quá sức.
Vận động có thể cải thiện, phục hồi đáng kể sức khỏe bệnh nhân ung thư. Đối với bệnh nhân xạ trị, tập thể dục phù hợp có thể nhanh chóng phục hồi chức năng tạo máu; tăng cường toàn diện khả năng miễn dịch; đồng thời có thể giảm tái phát và di căn của ung thư phổi một cách hiệu quả.
Phơi nắng giúp làm giảm quá trình biến đổi của tế bào ung thư
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học McGill, vitamin D có thể làm chậm quá trình chuyển đổi từ tiền ung thư sang trạng thái ung thư; đồng thời kiểm soát sự gia tăng của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, cũng nên tránh phơi lúc nắng gắt. Chỉ Cần bạn giữ thói quen phơi nắng khoảng 10 phút mỗi ngày là có thể đạt được kết quả tốt.
Đối với bệnh nhân ung thư phổi, bổ sung vitamin D là một trong những yếu tố giúp giảm nguy cơ tử vong; giúp ngăn ngừa các phản ứng có hại nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Ăn uống lành mạnh
Có một mối tương quan lớn giữa chế độ ăn uống và sức khỏe. Ăn nhiều chất béo sẽ nuôi các tế bào ung thư và “bỏ đói” các tế bào miễn dịch bên trong khối u. Điều này khiến khả năng chống ung thư của các tế bào miễn dịch bị suy giảm và đẩy nhanh sự phát triển của khối u.
Một số bệnh nhân ung thư không thể chịu được sự cám dỗ của thực phẩm sau khi điều trị như thịt nướng, gà rán, hải sản, lẩu … Đây là thời điểm tế bào ung thư hưng phấn nhất. Những thực phẩm này không chỉ khiến bạn béo lên mà còn làm tăng nguy cơ tái phát và di căn.
Thói quen ăn uống lành mạnh phải tính đến dinh dưỡng cân bằng, ăn vừa phải chất đạm; bổ sung một số thực phẩm chống ung thư phù hợp, đồng thời ghi nhớ những kiêng kỵ hợp lý.
Không thức khuya cũng giúp đẩy lùi tế bào ung thư
Thức khuya là một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Đối với bệnh nhân ung thư cũng vậy, một số người không thể ngủ ngon vì chứng “rối loạn giấc ngủ”; nguyên nhân có thể do đau vết mổ sau phẫu thuật và nhiều cảm xúc tiêu cực khác nhau.
Một nghiên cứu của Đức cho thấy giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người ngủ ngon có thể kích hoạt các tế bào T tích phân cao hơn những người không ngủ.
Dù là người khỏe mạnh hay bệnh nhân ung thư, dù trước hay sau phẫu thuật, để thoát khỏi sự đe dọa của tế bào ung thư, điều quan trọng là phải cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ví dụ như đọc sách trước khi đi ngủ, thiền, tắm nước nóng,… Tránh ăn trước khi đi ngủ; không uống đồ uống chứa cafein (cà phê, trà, soda) hoặc đồ uống có cồn; tắt máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ,… Một giấc ngủ ngon và đầy đủ có thể giúp phục hồi sức khỏe thể chất.
Bỏ thuốc lá và rượu
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá là một nguyên nhân lớn gây ra ung thư. Thuốc lá tác động đến hệ hô hấp của con người; hắc ín và nicotin có trong nó có thể tạo ra các tế bào ung thư.
Rượu bia không chỉ gây kích thích mạnh đến niêm mạc đường tiêu hóa, mà còn tăng thêm áp lực đối với gan; đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc bệnh gan.
Mọi người nên bỏ thuốc lá và rượu bia. Đồng thời không tạo môi trường có lợi cho sự phát triển và sinh sản của tế bào ung thư.
Giữ tâm trạng tốt cũng là cách đẩy lùi tế bào ung thư
Cảm xúc và sức khỏe có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tác động của ung thư, xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, sẽ khiến con người căng thẳng, sợ hãi, trầm cảm, lo lắng,… xuất hiện hàng loạt vấn đề tâm lý. Những cảm xúc xấu này sẽ khiến gia tăng sự phát triển của tế bào ung thư, di căn và tiên lượng xấu.
Đã có nhiều trường hợp trong cùng đợt điều trị, những bệnh nhân lạc quan có tỷ lệ tái phát thấp hơn và thời gian sống lâu hơn. Trong khi những người bi quan và trầm cảm có tỷ lệ tái phát cao hơn và thời gian sống tương đối ngắn.
Những cảm xúc trầm cảm này có hại đối với quá trình phục hồi thể chất. Để đánh bại tế bào ung thư, trước hết chúng ta phải duy trì tâm trạng thoải mái; suy nghĩ tích cực.
Giữ gìn vóc dáng
Béo phì là kẻ thù của sức khỏe. Nó có thể ảnh hưởng đến sự tái phát của ung thư và sự sống còn của người bệnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người béo phì có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 88% so với người có cân nặng bình thường.
Khi bạn thường xuyên ăn quá nhiều hoặc không tập thể dục, cân nặng của bạn sẽ từ từ tăng lên. Các tế bào ung thư có thể đang để mắt đến bạn; tìm cơ hội xâm nhập hoặc tái phát và di căn.
Tránh xa bức xạ
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới: Lượng bức xạ mà cơ thể con người nhận được hàng năm an toàn là không vượt quá 5mSv.
Tuy nhiên, nhiều người vì quá lo lắng nên đã chủ động đến bệnh viện để yêu cầu chụp CT; nhằm “phát hiện và điều trị sớm”. Nhưng cần biết rằng chụp CT rất có hại cho cơ thể con người.
Trên đây là 8 giải pháp hỗ trợ bệnh nhân ung thư và người đã qua hóa trị, xạ trị,… Nếu có thể áp dụng tốt thì tế bào ung thư không còn là nỗi sợ hãi.
Theo Vision Times