Bạn có bao giờ thắc mắc là con lười chậm chạp như vậy thì làm sao chạy thoát được kẻ săn mồi không? Nó cũng có bí quyết của riêng mình.

Trong thế giới động vật, con lười nổi tiếng là loài chậm chạp. Nó phải mất cả tháng mới di chuyển được quãng đường 2km. Ngay cả khi gặp phải nguy hiểm và cần chạy thoát thân, thì tốc độ của nó cũng không vượt quá 0,2m/giây.

Bề ngoài con lười hơi giống khỉ, di chuyển chậm chạp, thường treo ngược móng vuốt lên cành cây. Nó có thể bất động trong vài giờ, vậy nên mới gọi nó là con lười. Con lười chủ yếu sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ. Con lười được chia thành con lười hai ngón và con lười ba ngón.  

Tại sao con lười lại chậm chạp như vậy? Điều này là do chi trước của con lười rõ ràng là dày và dài hơn chi sau. Đồng thời chi trước và chi sau không cân đối nên con lười chỉ có thể dựa vào hai chi trước để kéo chi sau di chuyển về phía trước khi bò; vậy nên nó hành động rất chậm chạp.

Con lười chậm chạp như vậy, dáng người lại nhỏ, về cơ bản là không có sức chiến đấu. Có rất nhiều kẻ thù tự nhiên trong các khu rừng mưa nhiệt đới, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?   

Quy tắc hộ mệnh của con lười: Núp ở trên cây không xuống!

Con lười sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nơi có khí hậu ẩm và nóng; là nơi ẩn náu của nhiều loài rắn, hầu hết là loài có nọc độc. Những loài rắn độc này có thể dễ dàng tấn công những con lười. Ngoài ra rất nhiều động vật họ mèo cũng là kẻ thù tự nhiên của con lười. Để tránh những kẻ thù tự nhiên này, con lười chỉ có cách ở lại trên cây lâu năm.

Con lười chậm chạp; Con lười đi chậm; Con lười  di chuyển chậm
Con lười dành hầu hết cuộc đời của mình ở trên một vài cái cây (ảnh: 360doc)

Có thể có người sẽ nói rằng, rắn và mèo cũng trèo cây, nếu chúng trèo lên cây để bắt con lười thì sao?

Thực ra, những cây mà con lười trú ngụ không phải là những cây gỗ bình thường mà là những cây gỗ lớn có chiều cao ít nhất từ chục mét trở lên; và con lười thường ở gần ngọn của những cây gỗ lớn. Bề mặt của những cái cây này rất trơn, và động vật bình thường hoàn toàn không thể leo lên được; hoặc không thể leo lên cao như vậy. Bằng cách này, con lười tránh được hầu hết các loài săn mồi. 

Ngoài ra, một con lười sẽ chỉ sống trên một vài cây gần đó trong suốt cuộc đời của nó; và quãng đường đi được xa nhất là khoảng cách giữa hai cây liền kề. Bằng cách này, con lười đã giảm đáng kể nguy cơ gặp phải thiên địch.

Con lười suốt ngày ở trên cây, vậy nó ăn gì, uống gì?

Nhu cầu ăn uống của con lười rất thấp. Khi đói chúng lấy một nắm lá trên cành nhét vào miệng, loại lá này có thể đáp ứng mức tiêu thụ năng lượng của con lười trong một ngày. Đúng vậy, một con lười chỉ cần ăn khoảng 60 gam lá mỗi ngày để tồn tại; và 60 gam lá này cũng chứa tất cả lượng nước nó cần trong cả ngày. Trên thực tế, trong những trường hợp cực đoan, con lười sẽ không chết đói ngay cả khi chúng không ăn trong một tháng.

Sao con lười lại chậm; Con lười là con gì; Tại sao con lười lại chậm
Có thể do ít vận động mà con lười không cần ăn nhiều (ảnh: 360doc)

Thịt con lười rất khó ăn

Theo những người dân bản địa sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, thịt của con lười rất khó ăn, ngửi vừa tanh vừa hôi, ăn cảm giác rất khô, khó nuốt. Tại sao thịt lười lại không ngon? Bởi vì nó sống ở trên cây gần như suốt đời, ít vận động và không bao giờ tắm. Có thể vì thịt con lười dở như vậy nên các loài động vật ăn thịt rất ít khi săn nó.

Ngoài ra, mặc dù con lười chậm chạp nhưng móng vuốt của chúng rất sắc bén. Khi thiên địch đến gần, con lười di chuyển chậm bằng chân trái và chân phải, tốc độ rất chậm nhưng nó luôn có thể gây hiệu ứng răn đe nhất định đối với thiên địch.

Nuôi tảo lục trên người

Có một điều lạ là con lười lúc đi vệ sinh nhất định phải trèo xuống đất, mặc dù hơn 50% con lười bị động vật ăn thịt tự nhiên phát hiện và giết chết khi chúng đi vệ sinh. Tại sao con lười cứ phải làm như vậy?

Trên thân của con lười có một loài ký sinh trùng tên là con ngài lười (sloth moth). Con ngài lười  giúp con lười phát triển tảo lục trên cơ thể của chúng; con lười cung cấp thức ăn, nơi ở và giúp chúng đẻ trứng.

Con lười ăn gì; Con lười ở nước nào; Con lười sống ở đâu
Con lười nuôi tảo lục ở trên thân của mình (ảnh: 360doc)

Mỗi lần con lười đi vệ sinh luôn ở nguyên một chỗ. Lúc này con ngài lười sẽ nhân cơ hội đẻ trứng xuống đất, mà con ngài lười con cũng nhân cơ hội leo lên lưng của con lười.

Đối với những con lười mà nói, tảo lục trên thân của chúng rất quan trọng. Tảo lục không chỉ giúp con lười ngụy trang để tránh sự truy đuổi của kẻ thù tự nhiên mà còn là khẩu phần ăn khẩn cấp cho con lười. Khi thiếu thức ăn, hoặc khi lười biếng, con lười có thể dễ dàng dùng một nắm tảo lục từ lưng để thỏa mãn cơn đói.   

Con lười tuy chậm chạp nhưng đã tìm được những cách bảo hộ mệnh cho mình rất độc đáo. Vậy nên nó vẫn có thể sống tốt và phát triển trong tự nhiên.

Theo 360doc