“Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri”, trong tâm con người nghĩ gì, trời đất đều thấu tỏ. Nếu luôn thiện niệm nghĩ cho người khác, thiện báo thực rất lớn. 

Luôn nghĩ cho người khác, Hắc Ngạch được cải tử hoàn sinh

Đây là một câu chuyện xảy ra vào thời nhà Thanh ở Kim Lăng, tỉnh Giang Tô. 

Lúc ấy, có khoảng chục người cùng nhau qua sông. Thuyền đi tới giữa sông thì đột nhiên trời nổi gió lớn, từng cơn từng cơn gió mạnh giật như vũ bão. Bỗng trên không truyền tới tiếng nói: “Hắc Ngạch ngươi”.

Lúc này trên thuyền thực sự có một người tên Hắc Ngạch. Hắc Ngạch nghĩ: “Thần linh đã gọi đích danh tên ta, ta làm sao có thể liên lụy mọi người được?”. Vì thế bèn nhảy xuống sông chịu chết.

Sau khi Hắc Ngạch nhảy xuống nước, có một khúc gỗ trôi dạt tới; ông bám vào rồi dạt vào bờ, giữ được một mạng. 

Mọi người thấy Hắc Ngạch có thể tránh được tử kiếp, đều thấy kinh ngạc, hỏi ông ngày thường có hay tích đức gì không?

Hắc Ngạch nói: “Cuộc đời tôi chưa làm việc gì thiện. Chỉ là thường nhắc nhở người nhà rằng, cuộc đời con người bị hủy hoại ở một chữ ‘tham’; cho nên nếu trong lòng tham niệm, liền đặt mình vào vị trí người khác mà suy nghĩ; áp chế lòng tham xuống.Trong tâm luôn nghĩ cho người khác trước”.

Trong cuộc sống Hắc Ngạch luôn thực hành đạo lý “nghĩ cho người khác trước”; đây chẳng phải là tu dưỡng sao? Ông có thể tuân theo đạo lý đó mà không sợ chết; loại tâm thái thản nhiên đối mặt với sinh tử này không phải là cảnh giới mà người bình thường có thể làm được.

Vị tăng nhân đã hóa giải ân oán tiền kiếp của mình như thế nào?

Có một tăng nhân ở Quan Thánh Tự tu hành, giới luật nghiêm minh, vô cùng tinh tấn.

Bấy giờ thời thế loạn lạc, khắp nơi đều có đạo tặc. Một buổi tối, vị tăng nhân nằm mộng thấy thần linh tới nói rằng: “Ngày mai là ngày tận mệnh của ngươi. Có một tên trộm cưỡi ngựa trắng đến, tên là Chu Hai; là oan gia đời trước của ngươi, nghiệp báo này không thể trốn tránh”.

Tăng nhân ở trong mộng cầu khẩn: “Kiếp này con một lòng tu hành và làm việc thiện. Xin thần linh thương xót cứu giúp!”.

Thần đáp: “Ta không thể cứu ngươi, chỉ có thể dựa vào chính bản thân ngươi thôi”.

Rạng sáng ngày hôm sau, quả nhiên có đạo tặc lên núi. Hắn bắt vị tăng nhân, tra hỏi nơi nào có đàn bà và cất giấu tiền bạc; cưỡng ép ông dẫn đường cho hắn đi tìm.

vì người là vì mình; sẵn sàng hy sinh vì người khác; sống vì người khác
Tăng nhân nhìn con ngựa mà tên đạo tặc cưỡi quả nhiên là ngựa trắng (ảnh minh họa: Twitter)

Tăng nhân nhìn con ngựa mà hắn cưỡi quả nhiên là ngựa trắng.

Vì không muốn liên lụy người vô tội, tăng nhân chấp nhận trả nghiệp

Vị tăng nhân nghĩ: “Ta vì nghiệp báo của mình mà hôm nay phải tận mạng. Nếu còn dẫn hắn đi cướp bóc tiền tài, cưỡng gian phụ nữ thì đúng là nghiệp càng thêm nghiệp”. Nghĩ vậy ông bèn lớn tiếng nói với tên đạo tặc: “Ta không dẫn đường cho ngươi, ngươi có phải là Chu Hai không? Số mệnh của ta phải chết trong tay ngươi, nên ngươi hãy giết ta đi”. 

Tên đạo tặc kinh hãi nói: “Sao ngươi biết tên ta? Phải chăng ngươi là thánh tăng?”

Tăng nhân kể đâu đuôi câu chuyện về giấc mộng cho hắn nghe.

Tên trộm buông cây gậy xuống, thờ dài nói: “Oan oan tương báo đến khi nào? Thần nói không thể cứu ngài, nhưng thực ra là đã cứu ngài. Ngài không dẫn đường cho tôi, chính là đã tự cứu mình. Tại sao chúng ta không đem những ân oán quá khứ này hóa giải đi chứ?”

Nói xong Chu Hai hướng về phía thần tự bái lạy rồi rời đi. Đến đây, một đoạn ân oán tiền kiếp trong trời đất đã được hóa giải.

100 con chim sẻ lưu lại ấn ký trên cơ thể đứa bé để cảm ơn

Phạm mỗ là binh sĩ ở Trấn Giang, có người thê tử mắc bệnh lao sắp không qua khỏi.

Một thầy thuốc đã nói cho Phạm Mỗ rằng: “Dùng 100 con chim sẻ, nghiền thành bột chế thành thuốc; dùng trong ba mươi sáu ngày, đến ngày thứ ba mươi bảy thì dùng đến não của chim sẻ, sẽ khỏi hẳn. Nhớ lấy, một con chim cũng không được thiếu”.

vì người là vì mình; sẵn sàng hy sinh vì người khác; sống vì người khác
Phạm mỗ nghe lời thầy thuốc bắt chim sẻ làm thuốc (ảnh minh họa: Infonet)

Phạm mỗ nghe theo lời thầy thuốc bắt đầu đi bắt chim sẻ. Thê tử của ông sau khi biết được thì vô cùng tức giận, nói rằng: “Vì một cái mạng của thiếp, mà tàn sát trăm mạng loài vật; thiếp thà rằng chết, cũng tuyệt đối không làm việc như vậy”.

Phạm mỗ đành mở lồng thả hết chim sẻ đi. Không bao lâu, bệnh của thê tử ông tự nhiên khỏi hẳn; hơn nữa còn mang thai một bé trai. Khi sinh hạ đứa trẻ, trên hai cánh tay mang theo vết bớt đen, nhìn giống như vết lông trên cánh chim sẻ.

Luôn nghĩ cho người khác trước, đắc phúc báo có con nối dõi

Ngô Thứ Lỗ là một thường dân, ông có người con trai tên Ngô Quốc Ngạn, đã đến tuổi thành gia lập thất. Quốc Ngạn thấy mình gầy yếu, gia cảnh lại nghèo, khó mà cưới được vợ; vì muốn có con trai nối dõi sớm bèn thỉnh cầu mẫu thân.

Ngô Thứ Lỗ biết được nói: “Chúng ta nghèo khổ, cứ từ từ”.

Nhưng Quốc Ngạn và mẫu thân vẫn lén mang đồ trong nhà đi bán; sau đó mua về một người tiểu thiếp. Ai ngờ người tiểu thiếp này lại là một phụ nữ ốm yếu. Thầy thuốc nói rằng bệnh của cô không thể trị hết được, nhưng nếu mang cô ta đi bán thì vẫn có thể được chút tiền. Hai mẹ con họ lại kiếm mối bán cho người khác.

Sau khi Thứ Lỗ biết được, ông nói: “Mua thiếp không phải chủ ý của ta, các ngươi đã giấu ta hết sai lầm này đến sai lầm khác, giờ lại mang sai lầm này cho người khác nữa? Hãy để người tiểu thiếp này ở nhà chúng ta, còn có hy vọng sinh con nối dõi; nếu để mang bán thì sẽ tuyệt tự. Bán nàng ta để được 10 lượng vàng, sao ngươi có thể nhẫn tâm như vậy?”

Thứ Lỗ đem bệnh tình của người thiếp nói với người mua, đem tiền trả lại và chấm dứt chuyện mua bán. Ai ngờ về sau bệnh tình người thiếp lại khỏi, thậm chí còn hoài thai, sinh cho Ngô gia một đứa con trai.

Những câu chuyện xưa lưu lại cho hậu thế những bài học giáo huấn sâu sắc về sự thiện lương, giữ gìn thiện niệm, luôn nghĩ cho người khác trước ắt có phúc báo.

Theo Epochtimes