Nhà khoa học thiên tài Nikola Tesla từng cho rằng các kim tự tháp là trạm phát năng lượng cực mạnh được sử dụng bởi người cổ đại.  

Nikola Tesla được xem là nhà phát minh đi trước thời đại. Những phát minh của ông đã thực sự làm thay đổi thế giới và đặt nền móng cho những tiến bộ công nghệ không thể tưởng tượng được. 

Bên cạnh những bằng sáng chế và phát minh mà chúng ta từng nghe đến như: Công nghệ đài phát thanh, động cơ, điện, và đặc biệt là công nghệ dòng điện xoay chiều đang cung cấp năng lượng cho hầu hết thế giới ngày nay, Tesla còn có nhiều nghiên cứu khác khiến chúng ta kinh ngạc.

Một trong những mối bận tâm hàng đầu của ông là về các kim tự tháp Ai Cập. Ông tin rằng những công trình kiến trúc cổ đại này có mục đích cao cả hơn nhiều, thay vì chỉ là nơi để ướp xác của các Pharaoh Ai Cập như suy nghĩ của người hiện nay.

Theo lý thuyết của ông, các kim tự tháp Ai Cập có thể là các trạm phát năng lượng cực mạnh, và điều này trùng hợp với một số ý tưởng và dự án khác của ông về truyền năng lượng.

Tháp phát điện không dây của Nikola Tesla

Nikola Tesla xem trái đất như là một bản cực trong tụ điện. Tầng điện ly trong khí quyển (cách trái đất từ 80 đến 800km) tạo thành bản cực thứ hai. Những đo lường gần đây chỉ ra rằng điện áp gradient giữa “hai bản cực” này là khoảng 400.000 vôn. Nếu có thể khống chế được việc phóng điện giữa ‘hai bản cực’ này, thì ta sẽ có một nguồn năng lượng vô tận. Điều này cũng giống như việc muốn khống chế các tia sét trong cơn mưa giông.

Dựa trên nguyên tắc này, Tesla nói rằng sáng chế của ông có thể cung cấp năng lượng miễn phí cho bất cứ ai, với mức độ không giới hạn, ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất.

Ông tin rằng với việc xây dựng các tháp phóng điện không dây, người ở bất kỳ đâu trên thế giới chỉ cần cắm một dây dẫn của thiết bị nào đó vào mặt đất và chỉnh tần số để nó cộng hưởng cùng với tần số của tháp phóng điện là có thể thu được điện năng.

Vào năm 1901, từ nguồn kinh phí tài trợ xây dựng tháp liên lạc xuyên Đại Tây Dương của tỷ phú M.P Morgan, Nikolas Tesla thay vì xây dựng hệ thống tháp liên lạc, đã xây dựng một tháp phóng điện không dây có tên Wardenclyffe, trên đảo Long Island, New York để thực hiện ý tưởng của mình.

Hình ảnh của tháp Wardenclyffe năm 1904 tại đảo Long Island, NewYork (ảnh: Wikipedia.org)

Tháp Wardenclyffe được cho là xây dựng trên các lớp đá ngậm nước, nơi giàu nguồn ion âm. Nó có hình dáng của một kim tự tháp hình bát giác, bên trên đặt một khối hình nửa quả cầu. Điện tích âm từ phía dưới chân tháp sẽ di chuyển lên phía trên và tích trên đỉnh cầu.

Trái: Kim tự tháp Giza; Phải: Tháp Wardenclyffe của Tesla (ảnh: Unearth.info)

Tesla sử dụng một máy biến áp tạo ra điện áp lớn để kích thích quá trình phóng điện của tháp. Nhiều đêm trong năm 1903, người dân New York đã thấy tháp Wardenclyffe phát ra những tia chớp nhân tạo khổng lồ, kéo dài hàng chục Km, chúng chiếu sáng rực bầu trời, đến mức những người trên các con tàu ở Đại Tây Dương có thể đọc được cả báo vào ban đêm.

“Những đợt sóng tạo ra từ các máy phát năng lượng của tôi sẽ là những giếng năng lượng lớn nhất trên hành tinh”, Nikola Tesla nói.

Quá trình triển khai tháp Wardenclyffe của Tesla đang dang dở thì bị ngừng cấp kinh phí khi M.P. Morgan phát hiện ra ý định thực sự của Tesla. Tuy nhiên Tesla vẫn tiếp tục âm thầm thực hiện các thí nghiệm của mình ở tháp Wardenclyffe.

Cấu tạo đặc biệt khiến kim tự tháp có thể tạo ra điện

Gần đây người ta đã nghiên cứu sâu hơn về các kim tự tháp và thấy rằng lý thuyết của Tesla không phải là vô căn cứ. Người ta đã đo được trường năng lượng bí ẩn ở kim tự tháp, ngoài ra nó còn có khả năng chữa bệnh. Vậy tại sao nó lại có tính chất đó?

Khi nghiên cứu về kim tự tháp Giza ở Ai Cập, người ta thấy lớp bên ngoài của nó được cấu thành từ đá vôi trắng tufa, không chứa hàm lượng magie; điều này giúp nó có khả năng cách điện tốt, ngăn chặn nguồn điện năng bên trong hao hụt ra bên ngoài.

Hơn nữa, các khối đá được xếp kín đến mức một lưỡi dao lam cũng không thể chui lọt. Nhờ vào tính chất cách điện tinh vi này mà người Ai Cập cổ đại hoàn toàn kiểm soát được dòng điện tạo ra bên trong kim tự tháp.

Nikola Tesla là ai; Nikola Tesla là người gì; Nikola Tesla radio
Bề mặt kim tự tháp Giza ngày nay (ảnh: Thinkstock)
Nikola Tesla iq là bao nhiêu; Nikola Tesla tại sao chết; Nikola Tesla tia tử thần
Kim tự tháp Giza từng được phủ bên ngoài bằng các khối đá vôi trắng tufa (ảnh qua ancient-code.com)

Không những vậy, bên trong kim tự tháp lại sử dụng một loại đá vôi khác, có chứa một lượng tinh thể thạch anh và kim loại, hai thành phần quan trọng giúp tối ưu hóa việc truyền tải điện năng.

Ngoài ra, các đường hầm được xây bên trong kim tự tháp (vẫn bị nhầm tưởng là dùng để thông khí) được làm từ đá granite có tính phóng xạ nhẹ, cho phép ion hóa không khí bên trong. Nhờ điều này mà kim tự tháp giống như dây cáp điện, với lõi bên trong dẫn điện và vỏ bên ngoài cách điện.

Kim tự tháp là máy phát điện thời cổ đại?
Vật liệu xây dựng kim tự tháp khiến cho kim tự tháp giống như một dây cáp điện (ảnh: Youtube)

Quần thể kim tự tháp Giza được dựng lập bên trên các lớp đá vôi ngầm (lớp đá ngậm nước), và khoảng trống giữa chúng chứa một lượng nước lớn. Khi đẩy lượng nước ngầm lên bề mặt, những lớp đá ngậm nước này có khả năng truyền dẫn điện năng lên phía trên. Cụ thể, lưu lượng lớn của dòng sông Nile khi đi xuyên qua các hốc đá này sẽ có khả năng tạo ra dòng điện, gọi là dòng điện vật lý (physio electricity).

Các đường hầm bên trong kim tự tháp Giza hoạt động như các thanh dẫn điện granite, được nạp bởi các dòng điện vật lý. Điều này có nghĩa là với các vật liệu được sử dụng và kiến trúc xây dựng đặc biệt của kim tự tháp, trường điện từ được hình thành từ sâu bên dưới kim tự tháp sẽ được truyền dẫn lên trên.

Kim tự tháp là máy phát điện thời cổ đại?
Dòng điện được sinh ra từ kim tự tháp (ảnh: Youtube)

Người ta tin rằng, vào thời xưa, một thiết bị có độ dẫn điện rất cao (có thể bằng vàng) được đặt trên đỉnh chóp của kim tự tháp, nơi mà ngày nay chỉ còn lại khoảng trống, trông rất kỳ lạ. Từ đỉnh của kim tự tháp, điện được truyền dẫn vô tuyến đến các tháp cao được xây xung quanh kim tự tháp để cung cấp điện đi các nơi.

Ngoài ra, khi nói đến kim tự tháp chúng ta thường chỉ nghĩ đến Ai Cập, nhưng thực ra kim tự tháp xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như: Quần thể Kim tự tháp ở Bosnia; Kim tự tháp Gunung Padang 20.000 năm tuổi ở Indonesia; Kim tự tháp 20.000 năm tuổi dưới đáy biển Bồ Đào Nha; kim tự tháp ở Sudan…

Nếu kim tự tháp thực sự là máy phát điện vào thời xưa, vậy thì vào thời xưa các thiết bị điện đã được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, và kỹ thuật công nghệ thời đó còn vượt xa so với thời hiện đại. Quả thật còn nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể biết được.

Tổng hợp