Danh chính ngôn thuận có nghĩa là một người phải có danh phận chính đáng thì khi đó lời nói mới được thông thuận và dễ được chấp nhận.

Trước khi làm gì cần phải có danh phận chính đáng

Câu thành ngữ này xuất phát từ cuốn “Luận ngữ . Tử Lộ”, Khổng Tử nói với Tử Lộ: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc”

Nghĩa là: “Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận thì sự bất thành. Sự bất thành thì lễ nhạc không hưng khởi. Lễ nhạc không hưng khởi thì hình phạt không thích đáng. Hình phạt không thích đáng thì bách tính không biết làm gì mới đúng”.

Ở đây Khổng Tử muốn nói rằng một người trước khi làm gì cần phải có một danh phận chính đáng, như thế thì công việc mới thông thuận. Ngoài ra còn có thể hiểu là khi làm một việc gì đó cần phải có lý do hợp tình hợp lý, như vậy mới dễ thành công.  

Danh chính ngôn thuận sự tất thành; Danh chính ngôn thuận là gì; Giải nghĩa từ danh chính ngôn thuận
Trước khi làm gì cần phải có danh phận chính đáng (ảnh: Vandieuhay)

Trong “Luận ngữ . Nhan Uyên” Khổng Tử nói rằng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nghĩa là: “Vua ra vua, quan ra quan, cha ra cha, con ra con”. Tức là mỗi người đều phải làm đúng với danh phận của mình, như thế thì nhà cửa mới an ổn, đất nước mới yên bình, xã hội mới phát triển.

Nho gia giảng rằng: Quân vương nên nhân ái, đại thần nên trung thành, phụ thân nên hiền từ và con cái nên hiếu thuận. Mỗi chức danh có yêu cầu về đạo đức tương ứng, mỗi chức danh làm những việc tương ứng, có thể khởi tác dụng như tấm gương soi chiếu đạo đức, và đây là ‘chính danh’ mà Khổng Tử giảng.

“Vũ Vương phạt Trụ” có gọi là bất trung?

Vậy nếu một người không làm đúng danh phận của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta có thể kể đến trường hợp “Vũ Vương phạt Trụ”.

Trong sách “Mạnh tử” có một đoạn đối thoại như sau: Năm đó Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh Tử rằng: “Thành Thang phạt Kiệt, Vũ Vương phạt Trụ, sự việc như thế đã xảy ra chăng?” Mạnh Tử đáp: “Trong lịch sử có ghi lại chuyện như vậy”.

Tề Tuyên Vương tiếp tục hỏi: “Nếu như thế, thì Thành Thang và Vũ Vương đều là thần, còn Kiệt và Trụ đều là vua, mà thần nên trung với vua. Như vậy sự việc Thành Thang phạt Kiệt và Vũ Vương phạt Trụ chẳng phải là ‘cấp dưới mạo phạm cấp trên’ sao?”

Mạnh Tử trả lời rằng: “Cái nhân của nghịch tặc gọi là ‘tặc’. Cái nghĩa của nghịch tặc gọi là ‘tàn’ (trong tàn bạo). ‘Tặc’ và ‘tàn’ gọi là ‘nhất phu’ (độc tài hại dân). Xưa nay chỉ nghe giết kẻ ‘nhất phu’ là Trụ chứ chưa từng nghe giết vua”. 

Giải thích câu danh chính ngôn thuận; Danh chính ngôn thuận nghĩa là gì
Trụ Vương bị Đát Kỷ dùng phép yêu mê hoặc khiến cho cơ đồ bị hủy (ảnh: corvidsun.files.wordpress.com)

Câu trả lời của Mạnh Tử có thể nói cho rõ ràng hơn là: Nếu một quân vương không làm được ‘nhân ái’ và ‘chính nghĩa’ thì căn bản không phải là một quân vương, nói cách khác là ‘danh’ không hợp. Quân vương mang danh là ‘quân’ nhưng lại làm việc không giống như một quân vương, khi bại hoại đến một mức độ nhất định thì không còn là quân vương nữa, lúc này chỉ có thể là một kẻ độc tài hại dân hại nước mà thôi.

“Xưa nay chỉ nghe giết kẻ ‘nhất phu’ là Trụ chứ chưa từng nghe giết vua” chính là chúng ta chỉ biết kẻ độc tài hại dân hại nước là Trụ Vương bị giết chứ chưa nghe nói chuyện giết quân vương. Bởi vì tuy ông ta mang danh quốc vương nhưng lại làm quá nhiều chuyện thương thiên hại lý, cho nên cái ‘danh’ ấy tự nhiên sẽ bị phế bỏ, lúc này chỉ còn lại một kẻ độc tài hại dân mà thôi.

Trong sách “Luận Ngữ” cũng có câu: “Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính”. Nghĩa là không ở vị trí đó thì không bàn về việc ở vị trí đó; đây cũng là vì danh có chính thì ngôn mới thuận, nếu làm những việc quá bổn phận của mình thì sẽ rất dễ gặp tai họa.

Tổng hợp