Phúc họa của một gia đình là có liên quan đến tổ tiên, đời trước của gia đình đó. Nếu cha mẹ tích đức, con cái sẽ theo đó mà được thừa hưởng phúc phận, cả về tâm hồn lẫn vật chất.

Cha mẹ tích đức, thì gia đình có phúc khí, có thể ảnh hưởng đến phúc phận cháu con. Ngược lại cha mẹ phúc mỏng, đức cạn, chỉ tạo nghiệp khắp nơi, thì con cháu đời sau khó có cơ hội thành tựu.

“Trưởng bối hữu đức, phúc trạch tam đại, trưởng bối vô đức, họa hại toàn gia” (trưởng bối có đức, phúc để ba đời, trưởng bối vô đức, gây họa cả nhà). Rất nhiều bậc cha mẹ không hiểu được đạo lý này, cho rằng đời mình dẫu có tệ cũng chẳng sao, miễn là đời con tốt hơn là được rồi.

Chính mình làm không tốt, lại mong cầu đời sau được tốt, loại quan niệm này thật sự sai lầm. Bởi vì quá trình phát triển là một sự tuần tự, thế hệ đi trước gieo nhân không tốt, thì sao lại có kết quả là thế hệ sau tốt cho được?

Nói chung, cha mẹ tốt sẽ dưỡng dục ra đứa trẻ tốt. Cha mẹ không tốt, hẳn là đứa trẻ sẽ khó mà tốt được, thậm chí còn có thể tệ hơn, ảnh hưởng đến tương lai và sự nghiệp của nó.

Phúc phận phú quý của đời sau, cần lấy thế hệ trước làm căn bản, cũng không phải một sớm một chiều mà trở thành cái gọi là “Tử tôn phú quý mệnh, bát cửu bất li thân” (Con cháu vinh hoa phú quý, đa phần cũng đều là nhờ người thân).

Vận mệnh của đời sau, phụ thuộc vào ba nhân tố:

1. Phương thức giáo dục của cha mẹ

Có chuyên gia giáo dục từng nói, giáo dục trong gia đình quan trọng hơn nhiều so với giáo dục tại trường học, có thể giúp hình thành nhân cách một đứa trẻ.

Thực ra, giáo dục ở trường học là dạy người ta đọc sách, rồi thi cử. Còn giáo dục gia đình là thiết lập tam quan (thế giới quan hay còn gọi là vũ trụ quan; nhân sinh quan; giá trị quan), dạy làm người như thế nào? Hiểu cách cách làm người, biết đối nhân xử thế, đây là điều kiện tiên quyết của giáo dục, rồi sau đó mới tới học chữ, đọc sách, v.v.

tổ tiên tích đức; gia đình tích đức; gia tộc tích đức
Sự giáo dục từ cha mẹ quyết định tới tiền đồ và vận mệnh của một đứa trẻ (ảnh minh hoa: Tamsucuocsong)

Có vài bậc phụ huynh vốn rất bình thường, bản thân cũng không có tài sản tích lũy gì, nhưng họ lại yêu cầu con mình phải kiếm được nhiều tiền sau khi tốt nghiệp đại học. Điều này có thể sao? Trên cơ bản là không thể được. 

Trong thời đại “cạnh tranh cha mẹ” như hiện nay, bản chất của việc tranh đấu chính là so thực lực của cha mẹ. Chỉ có cha mẹ mới có thể làm tấm gương sáng cho con. Làm tốt bổn phận, mới có thể giáo dục con nhận thức rõ hơn về giá trị sống của mình. 

“Hổ phụ vô khuyển tử, lang mụ vô miêu nhân”, có nghĩa là hổ cha không nuôi chó, sói mẹ không nuôi mèo. Cha mẹ là gì, thì đứa trẻ sẽ là như thế đó. Cừu không sinh ra sói ác, con của sói ác cũng sẽ không thể là cừu. Đây là một  thực tế của xã hội, cũng là chân lý của nhân sinh.

2. Nền tảng cơ nghiệp của gia đình

Cơ nghiệp của gia đình có ảnh hướng vô cùng quan trọng tới hậu thế. Nếu giáo dục là để bồi đắp tâm hồn cho con, thì cơ nghiệp của một gia đình là đặt nền tảng vật chất vững chắc cho con cháu.

Ví dụ có hai thanh niên trẻ tuổi, cùng tốt nghiệp một trường đại học. Một người tới từ Bắc Kinh, vốn là người bản xứ, cha mẹ thân tộc đều có tài sản nhất định. Còn người kia là từ nông thôn tới, cha mẹ đều là nông dân, không có gì cả. 

tổ tiên tích đức; gia đình tích đức; gia tộc tích đức
Một người sinh ra từ đâu, thân thế như thế nào, cơ nghiệp gia đình ra sao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời họ (ảnh minh hoa: Youtube)

Sau khi tốt nghiệp nhiều năm, một người do tiếp nhận cơ nghiệp từ gia đình, thậm chí còn tự gây dựng được sự nghiệp riêng, cuộc sống rất ổn định, sung túc. Còn một người thì vẫn mãi luẩn quẩn trong lo lắng mưu sinh, thậm chí kết hôn cũng là một điều xa vời. 

Năng lực giữa người với người, thực ra chênh lệch không lớn. Nhưng tại sao kết quả thành tựu và cuộc sống hiện hữu lại có nhiều cách biệt? Phần lớn nằm ở sự chênh lệch cơ nghiệp từ đời trước để lại. 

Một người sinh ra từ đâu, thân thế như thế nào, cơ nghiệp gia đình ra sao, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những hạn mức trong cuộc đời họ. 

3. Cha mẹ tích đức, phúc đầy cháu con

Ở đây không phải nói rằng, cơ nghiệp của một gia đình là tối quan trọng. Không phải như thế, đạo đức của một gia đình mới là quan trọng nhất. Gia tộc không có đức hạnh, cũng không thể làm nên được cơ nghiệp gì.

Tại sao lại có những người kiếm được rất nhiều tiền, chấn hưng được gia tộc? Phải chăng là vì họ nắm bắt được cơ hội, rồi phấn đấu một phen, thuận lợi kiếm được tiền, tự nhiên có được thành công thôi?

Nắm được cơ hội, thuận lợi kiếm tiền? Hai loại tình huống này, về căn bản mà nói thì xác suất thành công cũng không cao. Nhưng người đó đã thành công, có nghĩa là vận khí của người này rất tốt, phúc phận rất lớn. 

Nếu không có phúc khí tốt, sẽ không có vận khí tốt. Mà không có đức hạnh sâu dày, thì phúc khí cũng mỏng, điều này có ảnh hưởng đến mỗi quyết định lựa chọn trong cuộc đời.

Có người nói rằng: “Có người lựa chọn con đường này để thành công, cũng có người lựa chọn con đường kia để thất bại, nguyên nhân không nằm ở năng lực của cá nhân, mà ở chỗ đức hạnh cùng phúc khí”.

Trong nhà có người già đức cao vọng trọng, phúc khí của con cháu cũng trở nên sâu dày.

Lời kết

Sự thành tựu của con cháu trong một gia đình liên quan đến ba nhân tố: tam quan đúng, nền tảng gia đình đầy đủ và đức hạnh lớn.

Người có tam quan ​​đúng đắn sẽ ít gặp thất bại, và cơ nghiệp gia đình sung túc cũng là một nền tảng. Người có nền tảng vững chắc sẽ dễ sinh phú quý. Người có đức lớn thì dễ gặp nhiều may mắn hơn.

Ba nhân tố này đều xuất phát từ công sức của cha mẹ, trưởng bối trong gia đình. Chỉ cố gắng trong một thế hệ thì cũng không đủ, chỉ có thể kiên trì từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới có thành tựu.

Bắt đầu từ thế hệ chúng ta, nếu chúng ta làm tốt vai trò của mình, nỗ lực hết sức để cải thiện xuất phát điểm của con cháu mình, thì tương lai của chúng sẽ tươi sáng. Cha mẹ tích đức, con cháu ắt phúc lộc đầy đủ, gia đình hưng vượng.

Theo 360doc