Ý nghĩa của ngày lễ Halloween, bạn nên biết
Halloween là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng của người phương Tây. Ngày nay đã du nhập và trở nên phổ biến ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Đa số chúng ta dễ dàng hoà nhập với nó trong khi không biết được ý nghĩa thực sự của nghi lễ này.
- Nhàn cư vi bất thiện: Nhàn rỗi có thể mài mòn ý chí con người.
- Tranh biện với người thông minh hơn nói chuyện với kẻ hồ đồ.
Nội dung chính
Halloween chân chính là ngày gì?
Halloween là chữ viết tắt của cụm từ All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày Các Chư Thánh. “Hallow” là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “thánh” và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
Vào đêm ngày 31-10, buổi lễ “The Celtic Festival of Samhain” được người Celts tổ chức để tưởng nhớ và vinh danh Thánh Samhain, vị chúa tể cai quản những linh hồn người chết. Họ tin rằng Thánh Samhain cho phép các linh hồn được trở về dương thế thăm gia đình và ăn tết vào thời khắc giao thừa.
Nguồn gốc lễ Halloween
Như đã nói trên, ngày Halloween bắt nguồn từ dân tộc Celtic sống cách đây hơn 2.000 năm trên vùng đất bây giờ thuộc vương quốc Anh, Ireland và một phần miền Bắc nước Pháp.
Dân tộc Celtic bắt đầu năm mới của họ vào ngày 1-11 theo Tây lịch. Vào đêm giao thừa năm mới (tức là ngày 31-10), họ cử hành một nghi lễ đón người thân quá cố về ăn tết.
Trong đêm Samhain mọi nhà sẽ dập tắt mọi ánh sáng để ma quỷ ko thể vào nhà. Hết thảy mọi người từ tu sĩ tới người dân đều tụ tập quanh một đống lửa cùng lắng nghe lời tiên tri.
Cuối tháng 10 cũng là dịp để người Celts dâng cúng lễ vật tạ ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ. Đồng thời cầu xin cho một năm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu.
Vào lễ vinh danh Thánh Samhain, người Celts đốt những đống lửa lớn trên đồi để tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma. Sau đó, mỗi người sẽ lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó, đặt vào trong củ cải hoặc những quả bầu, quả bí rồi mang về nhà. Để không bị những linh hồn lang thang quấy phá, họ hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị lên những quả bầu, quả bí đó.
Những chiếc lồng này còn đươc gọi là “Jack O’Latern” , nói về chàng trai Jack. Lúc còn sống vì keo kiệt nên lúc chết không được lên thiên đường. Anh ta phải xuống địa ngục làm linh hồn lang bạt cùng với chiếc đèn bí ngô.
Vào thế kỷ thứ VIII, Giáo hoàng Gregory III Thiên Chúa giáo cũng đã chỉ định ngày 1-11 là thời điểm để tôn vinh tất cả các vị Thánh. Đêm trước đó là lễ đón chờ người thân đã chết trở về nhà.
Biến tướng Halloween
Halloween du nhập đến nước Mỹ theo những người Ireland và Scotland di cư và nó đã trở thành một lễ hội dân gian lớn ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên đây vốn là một ngày lễ mang ý nghĩa linh thiêng trong tôn giáo. Đòi hỏi con người có sự hiểu biết nhất định, đảm bảo việc cử hành nghi lễ không lạc sang đường tà. Bằng không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Bởi vậy, một số điều luật cấm tương đối chặt chẽ đã được đưa ra.
Nhưng đến thế kỷ XIX, ngày lễ Halloween phát triển rộng rãi trong quần chúng, giáo hội không cách nào kiểm soát. Nó không còn mang ý nghĩa tôn giáo, người ta chỉ coi đó là một lễ hội hoá trang, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí.
Con người nên có một ngày lễ để tưởng nhớ đến các vị Thần mà họ tôn kính và những điều tốt đẹp trong quá khứ. Tuy nhiên, một số chi tiết lạ bằng cách nào đó đã được thêm vào buổi lễ theo thời gian, khiến những người tôn sùng đạo truyền thống chính thống rất buồn bã. Còn những nam nữ thanh niên, đa số họ dễ dàng hơn trong việc chấp nhận mọi thứ, miễn là vui vẻ.
Nói chung tôn giáo nào cũng vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây thì thời điểm điểm này đã xuất hiện nhiều biến tướng.
Với người không theo đạo Thiên Chúa, Halloween chỉ là ngày hội hóa trang
Chắc hẳn mọi người đều nghĩ Halloween là ngày hội hóa trang. Điều này cũng dễ hiểu, vì hoạt động hóa trang thành những nhân vật ma quỷ gớm ghiếc đã trở thành một nét đặc trưng trong dịp này.
Việc hóa trang thành một hình dáng khác lạ được bắt nguồn với ý nghĩa ban đầu là xua đuổi tà ma. Nhưng trải qua hàng nghìn năm phát triển, người ta đã dần quên mất ý nghĩa này, thay vào đó, người ta nhìn nhận lễ hội hóa trang Halloween như một “show” thời trang càng ma quái rùng rợn thì càng ấn tượng. Con người muốn biến mình thành ma quý chứ không phải là xua đuổi ma quỷ.
Việc hoá trang thành những nhân vật ma quái từ lâu đã gây ra rất nhiều tranh cãi.
Trong văn hoá tín Thần của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, chúng ta ưa thích những hình ảnh tốt đẹp, thuần khiết mang ý nghĩa thần thánh. Chẳng hạn hoá trang thành Tôn Ngộ Không, Hằng Nga, linh vật như lân, rồng v.v.
Theo phong thuỷ phương Đông, việc tuỳ tiện khoác lên mình trang phục phù thuỷ hay tô vẽ theo kiểu ma quỷ sẽ thực sự chiêu mời chúng đến. Bởi vậy, rất nhiều người phương Đông không sẵn sàng đón nhận, hưởng ứng lễ hội này.
Gõ cửa xin kẹo
Vào dịp Halloween, trò chơi gõ cửa và nói với chủ nhà “Trick or Treat” (nghĩa là “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.”) khiến bọn trẻ rất vui thích. Người ta cho rằng, phong tục này mới bắt đầu phổ biến tại nước Mỹ vào những năm 1960. Trẻ em trong khu phố thường hóa trang thành những con ma nhỏ, chúng rủ nhau đến từng nhà doạ dẫm để xin kẹo.
Những đứa bé này “vào vai” những linh hồn trở về, vì vậy, việc cho kẹo cũng thể hiện được sự chia sẻ cho linh hồn những người đã khuất. Hoặc giả những linh hồn đã chết được trở về nhà, họ sẽ nói lời như vậy với người thân của mình chứ? Ai là người đầu tiên bày ra trò chơi éo le này?
Phong tục này có vẻ giống với tục múa lân, múa rồng ở các nước phương Đông, bọn trẻ đánh trống, khua chiêng, rước đèn đến từng nhà để xin quà vào ngày Tết Trung thu. Tuy nhiên cũng không giống, người phương Đông không dạy bọn trẻ hoá thân làm ma quỷ và đi trêu ghẹo người ta. Đó không thể được coi là một trò chơi vô hại.
Lấy táo vào ngày lễ Halloween
Tập tục này cũng bắt nguồn từ người Celtic. Khi quê hương của tộc người này bị quân La Mã chiếm đóng, một phần văn hóa La Mã cũng đã du nhập và phát triển tại đây, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Pomona.
Theo truyền thuyết, nữ thần Pomona là vị thần hoa quả. Tháng 10 cũng là tháng thu hoạch những trái táo, do đó loại hoa quả này trở nên linh thiêng, người ta sẽ chọn ra những trái ngon nhất để dâng cúng các vị thánh thần.
Ngày nay vào dịp Halloween, người ta không còn coi trọng lễ cúng thần nữa. Họ tập chung vào việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến táo như lấy táo trong chậu nước, gọt vỏ táo, ăn táo treo trên dây như một nghi lễ cầu may.
Những gì chúng ta thấy ngày nay chỉ là những biểu hiện giải trí rời xa mục đích ban đầu. Có lẽ đó là lí do trước đây Nhà thờ cấm phổ cập lễ hội này.
Bạn nghĩ gì về lễ hội Halloween? Với tôi, đó chỉ là một trào lưu du nhập văn hoá, về mặt tâm linh thì rõ ràng nó không có ý nghĩa gì đối với người phương Đông chúng ta. Thậm chí mang đến những hình ảnh không tốt.
Là người tin vào sự hiện hữu của các vị thần và ma quỷ, tôi không bao giờ có mong muốn hoá trang thành những thứ xấu xa. Con người chỉ cần sống theo những lời dăn dạy thì Thần Phật sẽ bảo hộ. Hoá trang thành ma quỷ để xua đuổi quỷ, hay muốn biến mình thành ma quỷ? Chỉ một niệm nghĩ sai lệch thì hậu quả khôn lường.
Đêm Halloween năm nay, Hàn Quốc đã có 153 người chết trong thống khổ, đau đớn khi chen chúc nhau tham gia lễ hội. Nhiều người cho rằng đây không đơn giản là một sự cố, đó là điều ma quỷ mong muốn. Chúng đã được gọi đến và cướp đi những sinh mệnh đáng thương này.
Quay ngược trở lại, ngày lễ này trước đây đã bị nhà thờ công giáo trung cổ cấm tổ chức bừa bãi. Họ đã đưa ra cảnh báo và chúng ta có thể ngẫm câu nói này: “những người vi phạm điều cấm kỵ chưa bao giờ có được kết cục tốt đẹp”.
Tổng hợp