Người phụ nữ ăn trộm bạc và đã phát lời thề độc, cuối cùng cả bà và con gái đều bị sét đánh chết đúng như lời thề đã nói ra.

Bà đỡ lén ăn trộm bạc

Trong “Tử bất ngữ” của Viên Mai triều đại nhà Thanh có chép lại một câu chuyện như sau, vào tháng 6 năm Càn Long thứ 57 (năm 1792), ở huyện An Đông có một người phụ nữ sinh con và đã nhờ một bà đỡ đến để đỡ đẻ. May mắn là mẹ tròn con vuông và đã sinh được một bé trai.

Bà đỡ ngủ lại tại nhà đó một đêm, sáng hôm sau mới trở về nhà. Không lâu sau, chồng của người phụ nữ mới sinh từ bên ngoài trở về, ôm đứa con vừa mới ra đời và vô cùng vui mừng; anh chuẩn bị lấy tiền ra để tế Thần tạ ơn.

Lời thề độc là gì; Lời thề độc địa; Lời thề độc có sao không
May mắn mẹ tròn con vuông (ảnh minh họa Adobestock)

Lúc này, người chồng sờ vào chiếc gối nơi anh thường giấu tiền, bàng hoàng nói: “Tôi giấu 4 thỏi bạc ở trong gối và không một ai biết. Vì sao đột nhiên lại bị mất rồi?” Sau đó anh cẩn thận đi hỏi một chút, thì mới biết rằng hôm qua bà đỡ từng ngủ trên cái gối này; có thể là bà ấy lấy rồi. Vì vậy người chồng liền đi đến nhà bà đỡ đòi bạc; cũng nói rằng sẽ lấy một nửa số bạc đó trả công cho bà đỡ, một nửa kia dùng để tế Thần.

Phát lời thề độc

Nào ngờ bà đỡ vừa nghe xong thì giận tím mặt và mắng: “Tôi đến nhà anh để đỡ đẻ cho vợ anh. Bạc nhà anh bị mất tự nhiên lại nói là tôi ăn trộm. Bây giờ tôi nói một câu thề độc: ‘Nếu tôi mà bị oan uổng thì con trai của anh chết; nếu như số bạc đó là tôi ăn trộm thì tôi sẽ bị thiên lôi đánh chết!” Bà đỡ mắng chửi không ngừng, mọi người đều nghe được việc này.

Bởi vì người xưa rất coi trọng lời thề, cho nên người chồng thấy bà đỡ phát thệ như vậy thì cũng không nghi cho bà ấy nữa. Ngược lại, anh lại nghi ngờ vợ mình có ẩn tình gì khác và không nói thật.

3 ngày sau, lại mời bà đỡ đến “tẩy nhi” (tẩy nhi còn gọi là ‘tẩy tam’, là một loại lễ rửa tội được cử hành vào ngày thứ 3 sau khi đứa trẻ ra đời. Đây là một loại phong tục của người dân ở địa phương). Hôm đó bà đỡ không đến mà để cho con gái của bà đến thay. 

Những lời thề độc nhất; Vì sao bị sét đánh; Vì sao người bị sét đánh
Bà đỡ tìm cách hãm hại đứa bé (ảnh minh họa Adobestock)

Tối cùng ngày, đứa bé đột nhiên qua đời. Hai vợ chồng vô cùng thương tâm, dùng hộp gỗ làm quan tài để chôn con. Đồng thời khóc lớn nói: “Lời thề của bà đỡ ứng nghiệm rồi. Con của chúng ta chết rồi, xem ra chúng ta đổ oan cho bà đỡ rồi”.

Lời thề ứng nghiệm

Lúc này đột nhiên sấm chớp rền vang, mọi người cũng nghe được một tiếng sét đánh rất lớn; toàn thôn đều bị tiếng sét này làm kinh động. Lúc ấy có người chạy đến nơi sét đánh; chỉ thấy có hai người phụ nữ đang quỳ trên một khoảng đất trống ở trong thôn. Hai người họ đều bị sét đánh cháy đen; trên tay của họ đang cầm 2 thỏi bạc trắng. Mọi người nhìn kỹ hơn thì phát hiện ra đó chính là hai mẹ con bà đỡ, mà thỏi bạc kia chính là của nhà sản phụ đã bị lấy trộm.        

Người chết vì bị sét đánh; Vì sao lại bị sét đánh; Bị sét đánh
Lời thề ứng nghiệm, bị sét đánh chết (ảnh minh họa Adobestock)

Đứa trẻ sơ sinh mà hai vợ chồng vừa chôn cất đang cất tiếng khóc ở dưới đất. Thấy chuyện kỳ lạ như vậy, dân làng đổ xô đi xem đứa bé sống lại. Mọi người xem xét cẩn thận thì thấy ở đầu rốn của đứa bé có một cây kim lộ ra. Khi rút cây kim ra, đứa bé bị chảy một chút máu; sau đó hồi phục trở lại bình thường.

Trên đầu ba thước có Thần linh

Lúc này mọi người mới hiểu ra, bà đỡ sau khi ăn trộm thì không chịu nhận, còn phát lời thề độc; vào lúc tẩy nhi thì xui con gái dùng kim châm để hại đứa bé; khiến cho lời thề độc ứng nghiệm, để mọi người không còn nghi ngờ là bà ăn trộm bạc. 

Nhưng có ngờ đâu, tất cả những việc xấu mà họ làm đều không gạt được thiên địa Thần linh. Kết quả là họ tự làm tự chịu, và họ thực sự đã bị trừng phạt đúng như lời thề của mình. Còn đứa bé do mệnh chưa hết nên đã được Thần linh cứu sống.

Người xưa có câu “Nhân gian thì thầm, trời nghe như sấm”, vậy nên lời thề độc không thể tùy tiện nói ra. 

Theo Epoch Tímes