Người xưa nói “hăng quá hóa dở”, đạo trị quốc cũng giống như trồng cây, nếu chăm sóc kỹ quá thì chính là đang làm hại cây.

Liễu Tông Nguyên, một trong “Đường Tống bát đại gia” (chỉ 8 vị văn sĩ chuyên cổ văn nổi tiếng thời Đường và Tống). Ông là một nhà triết học và là một nhà văn nổi tiếng vào thời Đường. Thuở nhỏ chăm chỉ học hành; 13 tuổi đã có tiếng về văn chương; 20 tuổi đỗ tiến sĩ, được làm Giáo thư lang, sau thăng lên Giám sát sứ lý hành, Lễ bộ viên ngoại lang. 

Ông đã dựa vào trải nghiệm và quan sát của mình mà viết ra bài văn “Chủng thụ quách thác đà truyện”, nói rằng phép tắc trồng cây cũng là đạo lý nuôi dân; làm quan trị dân, không thể suốt ngày ban lệnh gây phiền hà.

Thác Đà giỏi trồng cây

Bài văn viết rằng, Quách Thác (đọc là Đà, giống như nổi lên thật cao) Đà, người này không biết ban đầu tên là gì. Bởi vì bị gù, nên sau lưng nhô lên thật cao, phải cúi xuống mà đi, thật giống như con lạc đà; cho nên dân làng mới gọi ông là “Thác Đà”. Thác Đà nghe được cái biệt hiệu này liền nói: “Được lắm, dùng nó để gọi tôi là rất hợp”. Vì vậy ông đã bỏ tên gốc mà tự gọi mình là “Thác Đà”.

Đạo trị quốc; Đại đạo trị quốc; Quản trị quốc gia
Thác Đà lưng gù nhưng rất giỏi trồng cây (ảnh minh họa Behance)

Quê của ông là xã Phong Nhạc, ở ngoại ô phía Tây thành Trường An. Thác Đà sống bằng nghề trồng cây. Phàm là thân sĩ cường hào ở thành Trường An muốn xây cất lâm viên để dạo chơi, thưởng thức; cùng với cả các thương nhân bán trái cây, đều tranh nhau đến gặp và thuê ông. Nhìn những cây mà Thác Đà trồng, hoặc di dời, không có cây nào mà không sống; hơn nữa còn cao lớn tươi tốt, cây ăn trái thì trĩu quả. Những người trồng cây khác, tuy len lén bắt chước theo, nhưng cũng không thể theo kịp ông.

Có người hỏi ông nguyên nhân, ông nói: “Quách Thác Đà tôi cũng không thể khiến cho cây cối sống lâu hay lớn nhanh hơn. Bất quả chỉ là có thể thuận theo quy luật sinh trưởng tự nhiên của cây cối. Khiến nó dựa vào tập tính của chính mình mà lớn lên”.

Dựa vào tập tính của cây

“Nói chung, yêu cầu tập tính khi trồng cây là: Rễ cây phải giãn ra, vun đất phải đều; dời cây phải giữ lại được phần đất cũ ở gốc cây, tán đất phải mịn. Sau khi làm như vậy xong, không nên động vào nó nữa; cũng không cần lo lắng về nó nữa. Sau khi rời đi cũng không cần phải chăm nom nó nữa. 

Cây cối sau khi di dời, cũng giống như chuyên tâm chăm sóc con cái. Sau khi trồng tốt rồi thì để qua một bên, cũng giống như vứt bỏ nó đi vậy. Như vậy quy luật sinh trưởng của cây mới không bị phá hoại; có thể dựa vào bản tính của nó mà sinh trưởng tự nhiên. 

Tôi chỉ là không can thiệp vào sự sinh trưởng của nó; cũng không có bản lĩnh đặc biệt khiến nó cao lớn tươi tốt. Tôi chỉ là không ức chế, không giảm thiểu việc ra trái của nó; cũng không có bản lĩnh đặc biệt khiến nó ra trái sớm và nhiều”.

Chăm sóc kỹ quá lại thành hại cây

“Những người trồng cây khác thì không giống như vậy, rễ cây quanh co không thể kéo dài, lại thay đất mới; vun đất không nhiều mà lại còn ít đi. Có người chăm cây quá kỹ, quá lo lắng, sáng sớm ra nhìn, buổi tối ra sờ một cái; vừa đi ra ngoài đã muốn quay trở lại để chăm sóc cây”.

Quản trị quốc gia tốt; Vô vi mà trị; Thuận theo tự nhiên
Chăm kỹ quá vừa vất vả mà lại không tốt cho cây (ảnh minh họa Youtube)

Nghiêm trọng hơn nữa là, còn dùng ngón tay cào rách vỏ cây để kiểm tra xem cây sống chết ra sao; lay rễ cây để xem trồng lỏng hay chắc. Như vậy, bản tính của cây càng ngày càng mất đi. Mặc dù nói là thích chăm sóc cây, trên thực tế lại là làm hại cây; mặc dù nói là lo lắng cho cây, trên thực tế lại là thù hận cây. Cho nên không bằng tôi, tôi kỳ thực không có bản lĩnh gì; chỉ là đối với cây thì thuận theo tự nhiên, tuân theo bản tính của nó mà thôi!”

Đạo trị quốc cũng giống như trồng cây 

Có người hỏi: “Đem đạo lý trồng cây của ông sang để làm quan trị dân thì có được không?”

Thác Đà nói: “Tôi chỉ biết trồng cây thôi, làm quan trị dân không phải là nghề nghiệp của tôi. Tuy nhiên tôi ở quê, nhìn thấy những vị quan kia, không ngừng đưa ra các mệnh lệnh. Nhìn thì như là rất yêu thương bách tính, nhưng cuối cùng lại tạo thành tai họa. 

Mỗi ngày sớm tối sai dịch (người giúp việc cho quan) vào trong làng gào thét: ‘Quan có lệnh thúc giục mọi người làm ruộng, khuyến khích mọi người gieo giống; đốc thúc mọi người thu hoạch! Sớm sớm kéo tơ, sớm sớm xe sợi! Hãy chăm sóc con cái của mọi người cho tốt! Hãy nuôi gà và lợn’. Một hồi lại đánh trống để tụ tập mọi người lại; một hồi lại gõ mõ cho đòi mọi người.

Người dân chúng ta không để ý tới việc ăn tối, ăn sáng, lại đi tiếp đón sai dịch đến thăm hỏi, không có thời gian rảnh, dựa vào cái gì mà khiến dân số hưng vượng, cuộc sống an định đây? Cho nên đều rất khốn khổ và mệt mỏi. Tương tự thế, vậy thì cùng với nghề nghiệp của chúng tôi, đại khái cũng có chỗ tương đồng mà đúng không?”

Thuận theo tự nhiên là một loại phúc; Thuận theo tự nhiên nước; chảy thành sông; Tùy kỳ tự nhiên
Làm quan mà ban quá nhiều mệnh lệnh cũng là đang làm phiền hà cho dân (ảnh minh họa Vision Times)

Người hỏi cảm khái nói: “Đây không phải là nói rất hay sao? Tôi hỏi việc trồng cây, nhưng lại biết được biện pháp nuôi dân”.

Liễu Tông Nguyên đặc biệt ghi nhớ việc này, xem nó như là lời cảnh báo cho các quan lại.

Thuận theo tự nhiên

Lão Tử từng nói: “Trị nước lớn như nấu cả nhỏ”. Nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá thì nó sẽ nát; trị nước lớn mà can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá nguỵ, chống đối. Đó là hậu quả của chính sách hữu vi.

Ngược lại, vô vi, ít can thiệp vào việc của dân, để cho dân thuận tự nhiên mà sống, thì dân sẽ tự hoá, sẽ vui vẻ mà phát triển theo bản năng của họ.

Xem ra đạo trị quốc so với việc trồng cây và nấu ăn cũng có nhiều điểm tương đồng, làm quá đi thì đều không tốt; thuận theo tự nhiên mới có lợi cho vạn vật.

Theo Vision Times