Thời Nam Tống, ở Trung Quốc từng có một vụ án kỳ lạ, tất cả những kẻ âm mưu hạ độc người khác, đều phải nhận báo ứng tức thời rất thê thảm.

Người ta thường dùng câu “Ông Trời có mắt” để nói về nhân quả báo ứng, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Đầu những năm Càn Đạo thời Nam Tống (năm 1165), ở chốn quan trường đã xảy ra một vụ án mạng. Những kẻ hạ độc hại người, phải nhận báo ứng tức thời vô cùng thê thảm.

Giả Thành Chi, con trai của Bảo văn các học sĩ Giả Đảng; từng làm quan thẩm phán ở Hoành Châu. Người này rất có tài cán, lòng dạ chính trực, chỉ là khá tự cao, không dễ khuất phục ai. Lúc đó Thái thú ở Phàn Dương là Vương Hàn, tính tình độ lượng, bao dung nên hai người cùng nhau làm việc chưa từng có xích mích. Khi Vương Hàn giao công việc, Giả Thành Chi cũng vui vẻ đảm nhận. Hai người làm đồng liêu với nhau tổng cộng 4 năm.

Tìm cách vu oan giá họa cho người nhưng bất thành

Một thời gian sau, Vương Hàn bị triều đình điều đi nơi khác. Quan Thái Thú mới tên Triệu Trì đến nhậm chức. Ngay từ đầu đã coi họ Giả kia như thù địch. Hắn đem tất cả quan lại dưới trướng của Giả Thành Chi bắt giam. Dùng nhục hình để tra khảo, bắt họ phải khai ra những hành vi sai trái của quan trên. 

Những viên quan này bị bức cung, khổ không chịu được, chỉ đành bịa đặt những lời lẽ vu khống. Nói rằng mỗi lần quan trên thu kinh chế ngân (một loại phụ thuế đặc biệt thời kỳ Nam Tống), sẽ mượn cớ hỏa hoạn gây tổn thất; để ăn bớt 3 phần 10 tiền thuế làm của riêng. Cũng chính là nói, họ bị tra tấn tới mức buộc phải vu cáo Giả Thành Chi đã cố ý bớt xén tiền công, bỏ vào túi riêng làm giàu cho mình. 

báo ứng hiện thời; lập tức bị quả báo; nhận báo ứng tức thì
Triệu Trì tìm cách vu oan giá họa cho Giả Thành Chi (ảnh minh họa Cunman)

Triệu Trì đạt được mục đích, liền đem chuyện này tấu lên Phán quan họ Chu để vu oan giá họa cho Giả Thành Chi. Nhưng vị phán quan này lại tin Giả Thành Chi không làm chuyện đó. Vì thế ông ra phán quyết vô tội, hủy bỏ vu cáo; hơn nữa còn cho gọi ông vào mộ phủ nói chuyện.

Bày mưu hạ độc giết quan thanh liêm

Lúc này họ Triệu kia sợ rằng đắc tội Giả Thành Chi sau này sẽ gặp tai họa, ảnh hưởng tới con đường làm quan của mình. Vì vậy bèn âm mưu với một người bạn là Giáo thụ họ Đặng; sai Hoàng Tứ đi hái cỏ độc về chế thành thuốc độc, bỏ vào trong rượu. Sau đó mời Giả Thành Chi tới dự yến tiệc.

Trong bữa tiệc, hắn ta mượn cớ đi thay y phục, kêu con trai tới; rồi đem thuốc độc giao cho tên nô tài Nguyễn Ngọc bỏ vào trong rượu. Tìm cớ chúc mừng, mời rượu Giả Thành Chi. Lúc ấy, huyện lệnh Ninh Phố là Lưu Nghiễm đứng đó chứng kiến sự việc.

Giả Thành Chi vừa mới uống một ngụm rượu; dạ dày bỗng đau đớn dữ dội, toàn thân run rẩy, mắt mũi đều chảy ra máu, liền sai người đưa về nhà. Về đến nhà, hơi thở cũng sắp tàn. Vợ của ông bất lực đau lòng ngồi bên cạnh, bi thương mà khóc lớn. Giả Thành Chi mở to mắt nói: “Đừng khóc! Hôm nay ta bị người ta hạ độc mà mất mạng. Ta nhất định sẽ kiện dưới âm phủ. Trong thời hạn lâu thì 5 ngày, mau thì 3 ngày. Trước là Triệu Trì, sau là Đặng mỗ, tiếp đến là Lưu Nghiễm, Nguyễn Ngọc tất cả bọn chúng đều phải đền tội”.

Giả Thành Chi bị người ta đầu độc, qua một đêm thì chết. Khi nhập quan, đầu và mặt đều nứt hết ra.

Báo ứng tức thời cho kẻ chủ mưu giết người

Hôm sau, dân chúng trong vùng thấy ông dắt ngựa đi thẳng vào phủ Thái Thú như không có chuyện gì. Sai nha liền đi thông báo. Triệu Trì sợ hãi toàn thân đầm đìa mồ hôi như bị ai đó hắt nước vào người vậy.

Ngày hôm sau, Triệu Trì ra ngoài làm việc, còn chưa ra khỏi phòng; tự nhiên cát ở đâu rơi xuống người. Một ít cát dính lên người hắn, lập tức bốc thành lửa lớn. Khách đứng bên cạnh hắn ta cũng bị bỏng, một hồi lâu lửa mới tắt.

báo ứng hiện thời; lập tức bị quả báo; nhận báo ứng tức thì
Báo ứng tức thời cho những kẻ hành ác (ảnh minh họa Pinterest)

Lại thêm một ngày, khi Triệu Trì đang ở nhà phụ thân. Đứa cháu trai của hắn, chừng tám, chín tuổi đang chơi đùa, bỗng hoảng hốt la lên: “Giả thông phán (Giả Thành Chi) giựt chiếc khăn trùm đầu của ông rồi biến mất kìa”. Hắn sờ lên đầu, không thấy khăn, quả thật nó đã rơi trên đất. Sau đó Triệu Trì mắc bệnh nặng, lúc nào cũng đấm ngực thống hận nói: “Quỷ sai tới bắt ta rồi, đợi Đặng giáo thụ đến; ta sẽ đi cùng các người”. Qua ba ngày thì hắn thực sự chết, việc này xảy ra vào tháng bảy, đầu năm Càn Đạo. 

Tất cả những người tham gia hạ độc đều chết tức tưởi

Đặng giáo thụ tới Tương Châu coi thi. Lúc đang nói chuyện vui vẻ cùng phán quan Vương Xán Nhiên và giám thị Lư Giác, bỗng nhiễn hắn bật dậy, chắp tay với ai đó, rồi quay lại nói: “Giả thông phán đang ở đây trông chừng ta, ta ắt phải đi theo hắn. Làm phiền đồng hương lo hậu sự cho ta”. Lư Giác ngồi đó chính là đồng hương của Đặng mỗ.

Hai người Vương Xán Nhiên, Lư Giác cùng nói: “Ban ngày sáng tỏ, sao lại có loại chuyện như thế này? Hay là vì ngài lo nghĩ nhiều quá, khiến tinh thần hoảng hốt quá chăng?”

Đặng mỗ chỉ vào phòng bên dưới: “Hắn đứng uy nghiêm ở đó rất lâu rồi”. Sau đó họ Đặng chạy vội vào trong phòng, ngã vật ra giường. Khi mọi người tới gọi thì phát hiện đã tắt thở. Kẻ đã chế thuốc độc là Hoàng Tứ, mời rượu độc là Nguyễn Ngọc; bọn họ chỉ trong mấy ngày đều lần lượt bỏ mạng.

Tất cả những người cùng tham gia hạ độc Giả Thành Chi đều chết tức tưởi nội trong mấy ngày. Vụ án này đã làm xôn xao dư luận thời đó. Lưu Nghiễm là người đã chứng kiến mọi việc nhưng làm ngơ, sau đó bãi quan về Quế Lâm. Lúc đi thuyền trên sông, bỗng thấy Giả Thành Chi tiến đến đè lên chiếc thuyền. Hắn kinh hãi tới mức ngất lịm, một lúc sau mới tỉnh, lặp đi lặp lại như thế nhiều lần.

Con người thường trong vô tri mà hành ác, tưởng rằng trời không biết, đất không hay; tới khi gặp phải báo ứng tức thời thì hối hận cũng đã muộn màng.

Theo Epoch Times