Hành thiện tích đức nơi nhân gian, nếu thật sự dụng tâm mà làm, không cầu báo đáp, không cần lưu danh, tất sẽ đắc được thiện báo, phúc báo.

Trong “Liễu phàm tứ huấn” thời nhà Minh có viết: “Phàm người nào làm việc thiện mà ai cũng biết, thì gọi là dương thiện. Còn người làm việc thiện mà không ai biết, ấy gọi là âm đức. Âm đức thì hưởng phúc khí trời báo, dương thiện thì hưởng phúc nhân gian báo”. Khi làm việc tốt mà cố ý để người khác biết được, rồi khen ngợi, loại việc này được gọi là dương thiện; làm chuyện tốt mà không ai biết, cũng không mong hồi đáp, gọi là âm đức. Người có âm đức thì nhận phúc báo từ thiên thượng, còn dương thiện thì hưởng hồi báo, danh tiếng từ nhân gian.

Hạ Vân Chưng khuyên Thứ sử cứu trợ thiên tai, cứu được vô số người

Thời nhà Minh, có một người tên Hạ Vân Chưng, làm phụ tá trong phủ Thứ Sử tại Sơn Đông, Tế Ninh. Thứ sử đã năm mươi tuổi, nhưng lại không có con trai. Hạ Vân Chưng cũng ngoài năm mươi, chỉ có duy nhất một đứa con ốm yếu bệnh tật.

Mỗi khi hàn huyên cùng Thứ sử, ông thường thở dài: “Tôi chỉ có một đứa con trai để trông cậy, nhưng nó lại có bệnh, chỉ sợ mệnh không thể dài”.

Thứ sử cũng buồn bã: “Ta trước mắt còn không có con trai. Thiếp thất trong nhà vừa mới mang thai, nhưng thái y vẫn nói là con gái. Ta biết phải làm sao bây giờ?”

Hạ Vân Chưng khuyên Thứ sử cứu tế dân gặp nạn (ảnh minh họa Ayshz)

Không lâu sau, vùng đó xảy ra hạn hán, nạn đói, dịch bệnh khắp nơi. Hạ Vân Chưng khuyên Thứ sử tìm cách khắc phục. Hai người tận tụy hết lòng, bận rộn cứu trợ thiên tai, trừ bỏ được bệnh dịch. Vì vậy mà cứu được vô số người. 

Phúc báo hai cặp song sinh nam

Ba tháng sau, ngươi thiếp thất của Thứ sử chuyển dạ, lạ thay lại sinh ra một cặp song sinh nam. Ông vô cùng mừng rỡ mà nói với Hạ Vân Chưng: “Ta nghĩ đây là phúc báo nhận được do cứu dân mà thành. Nghe nói, công trạng là chia đều cho cả quan viên và người phụ tá. Không biết tiên sinh đã nhận được phúc báo gì rồi?” Hạ Vân Chung đáp: “Đứa con bệnh tật của tôi, lâu nay không có phát bệnh lại nữa. Đây chẳng phải đã là phúc báo rồi sao?”

Thứ sử cảm thấy điều này vẫn chưa thể coi là phúc báo được. Liền tặng cho Hạ Vân Chưng một người tỳ nữ làm thiếp thất. Qua một năm, quả nhiên người thiếp thất cũng sinh ra một cặp song sinh nam.

Tổ tiên tích âm đức, con cháu đời sau đỗ Trạng nguyên

Dưới thời Thuận Trị, nhà Thanh, có một người tên Từ Lập Trai, đỗ trạng nguyên năm kỷ hợi. Ông còn có hai người đệ là Kiện Am và Ngạn; cùng đỗ trạng nguyên lần lượt sau đó là năm canh tuất và năm quý sửu. Ba anh em ruột cùng đỗ trạng nguyên, quả là kỳ tích từ xưa tới nay chưa từng thấy.

Nghe nói khi Từ Lập Trai vừa mới đỗ trạng nguyên. Người dân vùng đó truyền tai nhau câu chuyện, có người tới miếu Thành Hoàng thắp hương, ngủ lại một đêm. Nửa đêm thì Thành Hoàng thăng tòa uy nghiêm, gọi người đó tới rồi nói:

“Ngươi có biết nguyên nhân vì sao Từ Lập Trai có thể đỗ trạng nguyên không? Gia tộc nhà hắn nhiều đời không phát sinh chuyện tà dâm, lại tích âm đức lâu dài, cảm động tới thiên thượng. Đỗ trạng nguyên lần này mới chỉ là bắt đầu của phúc báo. Chuyện công danh, tuy rằng ảo diệu khó lường, nhưng nhân quả báo ứng lại rất rõ ràng. Này những kẻ còn đang mê lầm trong tạo ác, hãy mau tỉnh ngộ!”.

Nói xong thì gõ chiêng dẹp đường rời đi. Người đó ghi nhớ lời Thành Hoàng, rồi lan truyền khắp vùng.

Tổ tiên nhà họ Từ đã tích được âm đức gì?

Tổ đời thứ 5 của Từ Lập Trai là Từ Công, năm xưa làm quan lục sự (1 chức quan phụ trách soạn thảo văn biểu, tấu chương) cho Văn Tĩnh Công ở Ngu Sơn.

Có một năm, vùng Tam Ngô xảy ra lũ lụt. Từ Công đã dâng thư lên Văn Tĩnh Công, thỉnh cầu triều đình cứu tế. Văn Tĩnh Công xem xong thì do dự, liền tìm một người giỏi bói toán xem xem như thế nào; kết quả là “cát”, tức là điềm lành. Bởi vậy liền dâng tấu thư đó lên triều đình, xin được cứu trợ.

Cứu trợ thiên tai, đẩy lùi dịch bệnh, cứu sống vô số người (ảnh minh họa Sohu)

Triều đình nhanh chóng cấp phát đồ cứu tế thiên tai tới, kịp thời cứu sống mấy trăm vạn dân. Cũng chính vì điều này, mà Từ gia tích được âm đức, con cháu đời sau nhận phúc báo liên tiếp đỗ Trạng Nguyên.

Người lùn thi đỗ

Vào thời Thuận Trị, nhà Thanh, ở Tiền Đường có một người tên Bao Khải đi thi Hội thì đỗ cao. Khi quan chủ khảo nhìn thấy ông ta dù đã hơn bốn mươi tuổi nhưng cao chưa tới ba thước, tay chân nhỏ, chỉ có cái đầu to. Thoạt nhìn thì giống như đứa trẻ con, nhưng thực ra là một người lùn. Ông bèn hỏi người bên canh: “Người này tướng mạo xấu xí, làm sao lại có được phúc khí như vậy?”

Nguyên nhân Bao Khải có được phúc khí hơn người

Có người biết chuyện bèn kể lại cho quan chủ khảo. Chuyện kể rằng, khi binh lính nhà Thanh đánh vào Thiệu Hưng. Có người vu cáo hơn ba mươi người giàu có danh vọng ở nơi đó tội phản nghịch. Hắn còn viết một bức mật thư gởi cho Bối Lặc gia.

Tích đức hành thiện; hành thiện tích đức; cứu người hành thiện
Có kẻ gửi mật thư vu hại hơn ba mươi người vô tội (ảnh minh họa Sohu)

Bối Lặc gia phái người đem mật thư đó tới chỗ của Phủ quân (1 tên gọi khác của quan tổng đốc thời xưa) họ Trương, để bắt những người này. Khi đó, Bao Khải là lục sự của Trương phủ quân, mật tín bất ngờ rơi xuống đất, Bao Khải mở ra xem liền đốt đi.

Khi Trương tổng đốc hỏi mật thư ở đâu, Bao Khải nói đã đốt rồi. Trương tổng đốc kinh hãi, lo lắng Bối Lặc gia sẽ giáng tội. Bao Khải thưa rằng sẽ tự mình tới chỗ Bối Lặc gia nhận tội và xin được nhận cái chết.

Tới phủ Bối Lặc gia, Bao Khải nói rằng mình là đứa trẻ không biết chữ, đã đốt nhầm mật thư, xin được trị tội. Bối Lặc nhìn dáng người thấp bé, giống trẻ con, không muốn trị tội, còn thả Bao Khải ra. Ba mươi vị kia cũng nhờ vậy mà may mắn thoát chết. Đây cũng chính là âm đức mà Bao Khải đã tích được.

Người xưa thường giảng về tích đức, hành thiện đắc phúc báo. Nếu con người có thể làm được “vô sở cầu” thì ắt sẽ đắc được những gì đáng được đắc.

Theo Bannedbook