Người tài giỏi, trí tuệ cao thường là người biết ẩn mình; thoạt nhìn thì giống như là kẻ ngốc nghếch, nhưng thực ra họ cực kỳ cao minh. 

“Đại trí nhược ngu”, “Nan đắc hồ đồ” xưa nay chính là đạo xử thế của các bậc cao nhân.

Đại trí nhược ngu là gì? Đây là câu thành ngữ xuất phát từ ” Đạo Đức Kinh”: “Đại trí nhược ngu, đại xảo nhược chuyết”. Nghĩa là đại trí giả ngu, lù khù vác cái lu chạy.

Tô Thức thời nhà Đường cũng từng nói trong “Hạ âu dương thiểu suất trí sĩ khải”: “Đại dũng nhược khiếp, đại trí nhược ngu”. Nghĩa là người càng dũng mãnh càng giả như hèn, càng trí tuệ lại càng giả như ngu ngốc.

Ý tứ rằng người tài giỏi, trí tuệ cao thường không dễ để lộ tài năng ra bên ngoài. Nhìn thì bề ngoài thì có vẻ khù khờ, nhưng thâm sâu lại cực kỳ trí tuệ. Họ nhìn thấu được bản chất của mọi sự việc, hiểu các mối quan hệ nhân duyên, nhân quả. Cái trí của họ không giống như người khôn vặt, biết được một chút gì liền dương dương tự đắc. 

Những người thực sự có trí tuệ thường thường có ba đặc điểm này, các bạn thử xem xung quanh mình có người như vậy không nhé!

Một, thường mỉm cười hòa ái

Mỉm cười là một một phép lịch sự cơ bản trong giao tiếp; cũng là một cách thể hiện thái độ tôn trọng người khác trong đối nhân xử thế.

Người thông minh; người tài giỏi; người đại trí tuệ;bậc đại tài
Người trí tuệ miệng mỉm cười, tâm tĩnh lặng, dạ thâm sâu (ảnh minh họa Pinterest)

Hơn nữa cười cũng là một biểu hiện của sự tự tin. Những người thực sự tự tin thường là người trí tuệ, nếu không thì khó mà biểu lộ được trạng thái như vậy.

Hai, thường không tranh luận, hơn thua với người khác

Một người mà động chút là tranh luận đúng sai với người khác, thì thường dễ hành xử thiếu sáng suốt. Người trí tuệ thường không như vậy. Trong tâm họ hiểu được rằng, việc tranh luận hơn thua với người khác vốn chẳng có ý nghĩa gì. Chẳng phải cũng chỉ vì sĩ diện hay sao?

Nếu đã là giả ngu, thì thường chúng ta sẽ khó mà thấy được biểu hiện thông minh, xuất chúng của họ. Bởi họ đã sớm lường trước được hậu quả, lợi hại từ những điều này. Trong lòng họ đã vô cùng minh xác mọi thứ rồi. Hơn nữa không tranh cãi cũng là để cho người khác chút thể diện; thậm chí họ còn nhìn nhận những người như vậy thật là đáng thương.

Ba, không cố ý thể hiện bản thân

Một người trí tuệ thực sự sẽ không có ý thể hiện bản thân mình. Trước hết họ sẽ nhìn nhận một cách kỹ lưỡng, sâu sắc về mọi thứ xung quanh mình. Họ nhìn xa trông rộng, rồi chờ đợi thời cơ mới hành sự; họ sẽ không làm những việc mà mình không nắm chắc.

Họ thông minh hơn người ở chỗ họ có thể nhìn sự việc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ tổng quan đến chi tiết, chứ không chỉ có chút hời hợt bề mặt như người hạ trí.

Người trí tuệ thường biết nhìn xa trông rộng, chờ đợi thời cơ mới hành động (ảnh minh họa Kknews)

Trong cuộc sống có nhiều người cho rằng thể hiện bản thân nhiều một chút, sẽ có nhiều cơ hội tốt. Cứ trốn trong một góc liệu có thể thành công không? Loại suy nghĩ này có thực sự đúng? Thể hiện nhiều sẽ thành công ư? Một người luôn cố ý thể hiện bản thân sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu. Khiến họ cảm giác như bản thân bị lu mờ, kém cỏi, thậm chí bị tổn thương. Hoặc có người lại không muốn thua kém, cũng thể hiện lại một chút. Rốt cục chẳng có ý nghĩa gì cả, vậy nên làm người tốt nhất là nên biết thu liễm bản thân một chút. 

Người trí tuệ ẩn mình dưới bộ dạng ngốc nghếch, câu chuyện của Wilson

Lúc nhỏ Cựu Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson có vẻ ngoài nhìn khá ngốc nghếch. Những đứa trẻ trong thị trấn thường hay trêu chọc ông. Một ngày nọ, đứa bạn học cầm một đôla và 5 cent đến trước mặt ông hỏi: “Cậu chọn cái nào? Tớ sẽ cho cậu cái đó”. Wilson không cần nghĩ mà trả lời ngay: “Tớ chọn 5 cent”.  

Tất cả bạn bè đều cười nhạo Wilson: “Haha, cậu ta không lấy 1 đô, mà lại đi chọn 5 cent”. Sau đó câu chuyện cười này được lan truyền khắp nơi.

Có nhiều người không tin, nên cầm tiền đến thử ông. Nhưng lần nào cũng vậy, Wilson đều chọn 5 cent. Cả trường đều biết, vì thế mỗi ngày đều có người dùng cách đó để trêu chọc Wilson, rồi hả hê rời đi.

Thầy giáo biết chuyện, bèn gọi Wilson tới để hỏi: “Trò thực sự không biết phân biệt giá trị của tờ 1 đô la và 5 cent hay sao?”

Wilson đáp: “Em đương nhiên biết, nhưng nếu em chọn 1 đô la thì sẽ không nhiều người đến thử; và em cũng sẽ không có được nhiều đồng 5 cent như thế này”.

Thầy giáo nghe xong thì bỗng nhiên tỉnh ngộ. Thực ra Wilson hơn người ở chỗ ông không đặt tâm vào cái lợi nhỏ trước mắt; mà dùng bộ dạng ngốc nghếch để đạt cái lợi lớn ít người nghĩ tới. Sau này Wilson đã trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.

Những người trí tuệ cao thâm thường có lối tư duy và đạo xử thế khác với người bình thường. Nhìn thì có vẻ hồ đồ nhưng không hề hồ đồ chút nào. 

Theo Vision Times