Tâm sắc dục được coi là tử quan của người tu luyện, nhiều người vì trượt ngã, phạm hết lần này đến lần khác mà không thể tu thành.

Bị tâm sắc dục khống chế

Trong số 500 vị La Hán, vị La Hán thứ 5 – Già Lưu Đà Di (Kālodayin) là người có học vấn cao thâm. Ông là thầy ở triều đình trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia. Sau khi Đức Phật khai ngộ dưới gốc cây bồ đề, Già Lưu Đà Di được lệnh của vua Tịnh Phạn – cha của Đức Phật Thích Ca, mời Ngài trở về nước để giảng Pháp. Với nhân duyên này, Già Lưu Đà Di cũng cạo đầu xuất gia.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai; Đức Phật Thích Ca là ai; Tu luyện là như thế nào; phạm tâm sắc dục;
Già Lưu Đà Di được coi là một vị La Hán có học vấn cao thâm (ảnh minh họa Focusasiatravel)

Tuy nhiên, tâm sắc dục của Già Lưu Đà Di rất nặng. Sau khi xuất gia, ông thường đau khổ vì tâm sắc dục khó dứt. Già Lưu Đà Di cũng tự biết rằng tâm sắc dục là một chướng ngại cực lớn trên đường tu luyện. Có lúc để giữ cho lý trí thanh tỉnh, Già Lưu Đà Di đã phải ngâm mình vào trong nước lạnh.

Già Lưu Đà Di vào lúc đi ra ngoài hóa duyên khất thực, bởi vì sắc tâm chưa tịnh, nên cứ hễ thấy mỹ nữ là lại nhìn chằm chằm. Sau đó tuy rất hối hận, nhưng lần kế tiếp lại vẫn cứ tái phạm. 

Tự chuốc họa vào thân

Có một ngày, Già Lưu Đà Di đi hóa duyên thì gặp một cô nương hết sức xinh đẹp. Lần này ông lại để cho tâm sắc dục cám dỗ, không tự chủ được mà nhìn chằm chằm vào người ta. Hơn nữa còn đi theo phía sau vị cô nương này và bắt chuyện. 

Họ vừa đi vừa nói chuyện, đi tới chỗ không người, Già Lưu Đà Di bị sắc tâm và nghiệp tư tưởng khống chế, muốn hôn môi vị cô nương một cái. Vị cô nương cũng rất có tình ý với Già Lưu Đà Di. Chính vào lúc đang muốn hôn môi, Già Lưu Đà Di lại nghĩ tới mình là một người tu luyện, nghĩ tới lời giảng Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Già Lưu Đà Di lập tức đẩy vị cô nương này ra, đi thẳng về chùa.                    

Vị cô nương cho rằng Già Lưu Đà Di lật lọng, cố ý làm nhục mình, làm thương tổn lòng tự tôn của nàng. Nàng liền tự đánh vào thân thể mình, xé rách y phục, rồi trở về nhà khóc lóc nói cho cha mẹ; nói rằng Già Lưu Đà Di đã dùng bạo lực trêu chọc mình. 

Phạm tâm sắc dục; Tâm sắc dục là gì; Buông bỏ tâm sắc dục
Già Lưu Đà Di tự gây phiền phức cho mình (ảnh minh họa Facebook)

Cha mẹ vị cô nương nghe vậy thì nổi giận đùng đùng, tập hợp mọi người, mai phục ở một chỗ chờ Già Lưu Đà Di đi qua; họ dùng gậy gỗ đánh ông, dùng chân đá ông. Cho đến khi Già Lưu Đà Di không thể trụ nổi nữa thì họ ném ông xuống sông.

Chứng ngộ sự huyền diệu của Phật Pháp

Có người cứu Già Lưu Đà Di lên. Già Lưu Đà Di cảm thấy hành vi của mình tạo thành ảnh hưởng xấu đối với Phật Pháp, xấu hổ vô cùng; vì vậy phát thệ nói, sau này tuyệt đối không thể có hành vi này nữa. 

Đức Phật Thích Ca sau khi biết được, liền gọi Già Lưu Đà Di đến giúp việc cho mình, không cho ông rời xa một bước. Không lâu sau, Phật Thích Ca đi thuyết Pháp ở nước Ương Già, đặc biệt dẫn Già Lưu Đà Di đi cùng. Lúc Phật Thích Ca thuyết Pháp thì ông ngồi nghe; lúc Phật Thích Ca đả tọa, ông cũng đả tọa ngồi cạnh bên. 

Vào một ngày nọ, ông cuối cùng đã cảm nhận được sự huyền diệu của Phật Pháp; sắc dục phiền não trong lòng tan biến tựa như mây khói. Sau khi xuất định, ông nói với Phật Thích Ca:

“Sư Tôn! Con hôm nay thật giống như tỉnh lại từ trong mộng. Con ngồi tĩnh tọa bên cạnh Ngài, đến hôm nay mới thực sự cảm nhận được ân huệ của Sư tôn dành cho chúng con. Chúng con sở dĩ có cuộc sống an ổn, trong tâm loại bỏ được khổ muộn phiền não, đều là nhờ có sự dạy dỗ của Ngài.

Con đến hôm nay mới cảm nhận được Pháp mà Ngài giảng cho chúng con từ bi như thế nào. Con có rất nhiều thói xấu, vậy mà may mắn được Phật Pháp cứu độ. Con dù có thịt nát xương tan cũng khó mà báo đáp được”. 

Trượt ngã để ngộ Đạo

Đức Phật sau khi nghe Già Lưu Đà Di nói, mỉm cười nói: “Già Lưu Đà Di! Con đã hiểu được ý nghĩa của xuất gia tu Đạo. Có thể nói, trên đời không có hạnh phúc nào lớn hơn là xuất gia tu Đạo, tuyên dương chân lý, thể chứng niềm vui trong Pháp. Chỉ những người hiểu được niềm vui trong Pháp, thì mới biết được niềm hạnh phúc của niết bàn là như thế nào”.

Buông bỏ tâm sắc dục siêu xuất người thường; Loại bỏ tâm sắc dục; Thể ngộ về tâm sắc dục
Có thể xuất gia tu Đạo mới là hạnh phúc lớn nhất đời người (ảnh minh họa Dhamma)

Không lâu sau, Già Lưu Đà Di tu đắc quả vị La Hán. Sau khi Già Lưu Đà Di tu đắc quả vị, thật lòng sám hối những điều tiêu cực ông đã làm trong quá khứ. Ông phát nguyện toàn lực truyền bá Phật Pháp để bù đắp tổn thất; ông phát nguyện muốn cho trong thành Xá Vệ có 990 gia đình đắc Pháp. Trải qua nỗ lực không ngừng, Già Lưu Đà Di cuối cùng cũng đền bù được tổn thất.

Trượt ngã trong tu Đạo là điều bình thường, nhưng trượt ngã rồi phải biết đứng dậy. Như trường hợp của Già Lưu Đà Di, dù phạm tâm sắc dục nhiều lần nhưng biết sửa đổi thì vẫn có thể tu thành chánh quả.

Theo Vision Times