Khi lương thực không còn là nỗi lo của nhân loại, con người không còn biết trân quý mà lại thường lãng phí thức ăn, khiến tổn hại phúc thọ của bản thân.

Phúc phận và thọ mệnh của một người vốn đã có định số. Như vậy, làm sao để biết được phúc thọ của một người nhiều ít bao nhiêu?

Chính là do cái nhân đã gieo từ kiếp trước quyết định. Một người kiếp trước làm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức, kiếp sau nhất định có phúc phận. Có thể làm đại quan, phát đại tài, đều là do đức nhiều mà ra. Ngược lại với điều đó, thì lộc mất thân vong, nghèo khó khốn cùng, suốt đời thê lương.

Thế gian đặc biệt coi trọng tiền bạc, vật chất, ngay cả khi tính mạng lâm nguy, cũng giữ chặt không muốn buông. Nhưng đối với lương thực, thực phẩm lại không xem trọng đến vậy, dễ dàng phung phí; không biết rằng, lãng phí thức ăn chính là làm tổn hại to lớn tới phúc phận.

Hoàng đế Khang Hy không lãng phí thức ăn, nhặt cơm rơi trên đất

Xưa nay, mọi người thường cho rằng Hoàng đế là giàu nhất, dùng bữa nhất định rất thịnh soạn xa hoa. Muốn ăn gì cũng được, có lẽ mỗi bữa phải mấy chục món ăn. Kỳ thực, có nhiều vị Hoàng Đế vô cùng tiết kiệm. Vì quan niệm “dân dĩ thực vi thiên”, thức ăn vốn là do trời ban tặng, nên đối với lương thực rất mực trân quý.

Lãng phí thực phẩm; phung phí đồ ăn; lãng phí lương thực
Hoàng đế Khang Hy (ảnh: Baike)

Năm đó, Khang Hy 66 tuổi, sức khỏe bắt đầu xuống dốc, vô cùng suy yếu. Ngự y cho rằng ông đã hết thọ mệnh, cũng chính là nói không qua khỏi. Bản thân Khang Hy cũng cảm giác được số mình đã tận. Quyết định thiết đãi yến tiệc để nói lời từ biệt với các đại thần. Lần này thiết tiệc không lớn, ước chừng chỉ hơn mười bàn. Tất cả chỉ là những lão bằng hữu, yến tiệc cũng không phong phú, thậm chí là hơi đơn giản. 

Trong bữa tiệc, Khang Hy kể về quá trình từ lúc đăng cơ năm 8 tuổi đến giờ. Kể đến lúc vất vả gây dựng đại nghiệp mà lệ rưng rưng, các đại thần cũng rơi lệ theo.

Lúc dùng bữa, tay Hoàng đế run rẩy, không cẩn thận làm rơi ba hạt cơm xuống đất. Ông cố khom lưng cúi nhặt cơm rơi, rồi cho vào miệng. Mọi người có chút kinh ngạc, một vị hoàng đế lại nhặt cơm rơi trên đất ăn? Loại việc này, ngay cả các đại thần ở đó cũng khó làm được.

Nhặt ba hạt cơm rơi, phúc báo thêm ba năm dương thọ

Ngày hôm sau, Khang Hy cảm thấy thần thanh, khí sảng, liền gọi ngự y tới khám. Ngự y nói: “Chúc mừng Hoàng đế thân thể đã khôi phục bình thường, bệnh đã không còn”. Chuyện này tới tai dân chúng, các đại thần cùng thứ dân đều nổi lên một phong trào tiết kiệm, đặc biệt là lương thực.

Đúng như lời thuật sĩ nói, Hoàng đế Khang Hy thật sự vì nhặt ba hạt cơm rơi mà thọ thêm được ba năm. Đúng ba năm sau thì băng hà.

Người ta thường nói: “Tích y hữu y, tích thực hữu thực”, ý tứ là: Quý trọng quần áo mới có quần áo mặc; quý trọng lương thực mới có lương thực ăn. Một người có cơm ăn, là do phúc đức tuần hoàn mà có. Phúc đức giống như ngân hàng vậy, có thể trao đổi mọi thứ như tiền, quyền, đồ ăn,… dùng hết thì không còn.

Thức ăn của một người là có số lượng nhất định và đã được an bài trong đời. Nếu lúc trẻ hoang phí hết, khi về già sẽ gặp cảnh khốn cùng, hoặc tuổi thọ giảm bớt, nguyên nhân là vì đã dùng hết hoặc dùng quá đi. 

Lãng phí thực phẩm; phung phí đồ ăn; lãng phí lương thực
Lãng phí thức ăn sẽ bị cắt giảm phúc thọ (ảnh: Simerini)

Ngày nay, văn hóa truyền thống bị mai một, những người trẻ tuổi không còn biết, hoặc biết mà không tin vào những điều này. Còn có người nói rằng đồ ăn họ đã mua, dùng hay bỏ là tùy ý họ. Thậm chí đi ăn, đồ còn thừa mà mang về thì cảm thấy thật mất mặt.

Có câu “một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”, chớ nên lãng phí thức ăn mà làm hao tổn phúc thọ của bản thân.

Theo Soundofhope