Có người nói: “Cảnh giới cao nhất của nói chuyện là biết mà không nói”. Những lời buột miệng nói ra có thể vô tình làm tổn thương người khác.

Người sống trên đời, có thể nói là bản năng, nhưng không nói lại là bản sự. Nhìn thấu nhưng không phơi bày sự giả tạo của người khác, đó là sự tôn trọng; gặp người nhưng không bình luận về những sai lầm của người khác, đó là sự tu dưỡng; gặp chuyện nhưng không tranh cãi đúng sai, đó là trí tuệ. Người biết mà không nói mới thực sự là cao thủ.

1. Nhìn thấu nhưng không nói thẳng ra, đó là sự tôn trọng

Trương Đại Thiên, một bậc thầy về hội họa của Trung Quốc, đã từng vẽ bức tranh “Lục liễu minh thiên đồ” (bức tranh ve sầu kêu trong liễu xanh). Trong tranh có một con ve sầu lớn đậu trên cành liễu cúi đầu xuống kêu to, trông giống y như thật.

Một ngày nọ, Trương Đại Thiên mang tranh đến thăm Từ Nãi Lâm, lúc ấy Tề Bạch Thạch cũng ở đó. Sau khi xem bức tranh này, Tề Bạch Thạch đã đánh giá cao tác phẩm: Động tĩnh kết hợp, rất là truyền thần.

Trương Đại Thiên gật đầu một cái, bày tỏ đó chính là dụng ý của mình đối với bức tranh này. Sau đó Tề Bạch Thạch nói rằng anh cũng từng vẽ ve sầu. Anh nói khi vẽ xong thì có một ông lão nông dân nói với anh rằng tư thế của con ve sầu kêu là “đầu hướng lên trên, rất hiếm cúi xuống dưới”.

Để tránh hiểu lầm, Tề Bạch Thạch còn nói thêm: “Kỳ thực, tôi cũng không thấy tận mắt, rất có thể là ông lão nói cũng không đúng”.

Biết mà không nói; Người biết mà không nói; Học cách im lặng để sống khôn ngoan hơn
Dù biết rõ cũng không cần phải nói thẳng ra (ảnh minh họa Pinterest)

Một thời gian sau đó, Trương Đại Thiên không ngừng suy nghĩ về việc này. Mãi cho đến khi nhìn thấy một con ve sầu trên cành dương liễu ở vùng nông thôn khi đi vẽ phác thảo, anh mới nhận ra rằng con ve sầu thực sự đang hướng lên trên khi kêu.

Tề Bạch Thạch sớm đã biết điều này, nhưng vì để tránh cho Trương Đại Thiên khỏi xấu hổ nên không nói thẳng ra mà thôi.

Đừng đưa người khác vào tình thế khó xử

Trong “Đệ tử quy” có câu rằng: “Người có lỗi, chớ vạch trần; việc riêng người, chớ nói truyền”. Trong giao tiếp, người trí tuệ là người biết dừng đúng lúc; như vậy thì mối quan hệ mới có thể lâu dài.

Trong “Khổng Tử gia ngữ” có chép lại một câu chuyện như sau:

Khổng Tử cùng một nhóm đệ tử đi ra ngoài; chẳng may trên đường gặp phải mưa lớn nhưng không mang theo dù. Lúc đó vừa hay đi ngang qua nhà của Tử Hạ, có đệ tử nói vào nhà Tử Hạ để mượn dù.

Khổng Tử từ chối và nói rằng: “Tử Hạ bình thường rất keo kiệt. Nếu như anh ta không cho ta mượn, mọi người sẽ nói rằng anh ta không tôn trọng thầy; nếu như cho ta mượn, vậy thì anh ta sẽ rất đau lòng”. Khổng Tử biết khuyết điểm của học trò nên tìm cách không để người đó rơi vào tình thế khó xử. 

Nhìn thấu sự việc đã khó, nhưng biết mà không nói ra lại càng khó hơn.    

2. Không vội phán xét người khác, đó là tu dưỡng

Trong “Trang Tử . thiên đạo” có một câu chuyện như sau:

Có một người tên là Sĩ Thành Kỳ, rất coi trọng bản thân, nhưng lại có thói quen đi cầu sư và kết giao khắp nơi, muốn có chút thành tựu.

Một ngày nọ, anh ta vì mến mộ mà đến thăm Lão Tử. Nhưng khi nhìn thấy lão tử tướng mạo xấu xí, chỗ ở lộn xộn, liền bắt đầu bình phẩm về Lão Tử; nói rằng Lão Tử không xứng với danh hiệu “Thánh nhân”. Khi ra về anh còn không quên chế giễu Lão Tử giống như con chuột, làm giàu bất nhân. 

Đối với việc này Lão Tử không nói nhiều, chỉ giữ im lặng.

Nhiều năm sau, Sĩ Thành Kỳ có chút thành tựu; anh nhớ lại thái độ đã từng đối với Lão Tử trước kia, quả thực là xấu hổ không thôi.

Anh lại đi đến để xin lỗi Lão Tử. Lão Tử điềm đạm nói: “Ngươi mắng ta là heo, chó, chuột cũng không ảnh hưởng gì đến ta, cũng không thể thay đổi được ta”.

Học cách im lặng để trưởng thành; Học cách im lặng khi đang tức giận; Học cách im lặng và lắng nghe
Đừng vội phán xét người khác, hãy chừa lại cho mình một đường lui (ảnh minh họa Pinterest)

Như có câu nói: “Ếch ở đáy giếng không thể nói về biển, côn trùng mùa hạ không thể nói về băng tuyết”. Vậy nên đừng vội phán xét người khác, hãy chừa lại cho mình một đường lui.

Người càng nhìn thấu người khác lại càng không phán xét; vì chính nhờ có tu dưỡng nên mới có thể nhìn thấu, anh ta cũng không dễ dàng vi phạm nguyên tắc của mình.

3. Biết mà không tranh biện, đó là trí tuệ

Vào thời xưa, có một vị tú tài cãi nhau với một thương nhân vì một bài toán. Vị tú tài nói rằng 3 nhân 8 bằng 24; nhưng vị thương nhân lại nói rằng bằng 21. Hai người không chịu thua nhau, quyết định đến nhờ quan huyện phân xử.

Hai người ai cũng cho là mình đúng, không ai thuyết phục được ai. Quan huyện sau khi nghe xong không nói lời nào, sai người mang vị tú tài ra đánh cho 20 gậy. Vị thương gia đầy mãn nguyện mà rời đi.

Vị tú tài không phục liền hỏi nguyên do. Quan huyện nói: “Ngươi là một tú tài, lại đi cãi nhau với một thương nhân không biết làm toán, ngươi vậy chẳng phải quá ngu ngốc sao? Không đánh ngươi thì còn đánh ai?”

Học cách im lặng trong cuộc sống; Học cách im lặng khi tức giận; Chừa cho người khác đường lui
Người càng có tu dưỡng càng không tranh luận đúng sai với người khác (ảnh minh họa Pinterest)

Nói hay là một loại năng lực, nhưng biết mà không tranh luận thì đó là một loại trí tuệ.  

Có câu nói: “Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng mất đến 60 năm để học cách im lặng”. Biết mà không nói đó chính là một cảnh giới đời người. 

Theo Aboluowang