3 nguyên liệu có sẵn trong bếp giúp ngăn rụng tóc hiệu quả
Một số loại dầu gội thời xưa không những có thể làm sạch tóc, mà còn có tác dụng làm đẹp tóc, đen tóc, mọc tóc và ngăn rụng tóc.
- Y thuật cao minh là phải trị bệnh ngay lúc nó chưa phát sinh
- 10 điều cấm kỵ tránh mắc phải để có giấc ngủ ngon
Người ngày nay không chỉ tóc bạc nhiều hơn mà còn rụng rất nhiều; tóc cũng không được tốt như trước. Ngày xưa, những người lớn tuổi tóc nhiều, đen bóng. Người ngày nay thì tóc thưa thớt; thậm chí nhiều người còn bị hói, có nhiều người đội tóc giả. Đặc biệt chỉ cần 2 ngày không gội đầu là sẽ có rất nhiều dầu và bị ngứa, khô, nổi mụn, rụng tóc,… Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng dầu gội đầu không đúng cách.
Người ngày nay thích tóc suôn mượt. Nắm được tâm lý này, các nhà sản xuất dầu gội đầu đã sử dụng nhiều hóa chất trong dầu gội giúp tóc mượt hơn nhưng lại gây tổn hại đến chân tóc và da đầu. Sử dụng dầu gội hóa chất trong thời gian dài, tóc sẽ bị tổn thương càng nhiều hơn; và cuối cùng rụng tóc đã trở thành một vấn đề nhức nhối của thời đại chúng ta.
Nội dung chính
3 loại dầu gội thiên nhiên có tác dụng nuôi dưỡng tóc
1. Giấm gạo
Giấm gạo là một trong những loại giấm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu axit amin, đường, axit hữu cơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, muối vô cơ, khoáng chất,… là một gia vị không thể thiếu trong nhà bếp. Rửa da bằng nước giấm gạo có thể làm cho da hấp thụ một số chất dinh dưỡng rất cần thiết; giúp mềm da và tăng cường sức sống cho làn da.
Pha loãng giấm 2 đến 3 lần với nước, đổ lên tóc và da đầu; massage nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút rồi gội sạch bằng nước ấm. Giấm gạo không chỉ có thể loại bỏ dầu và bụi bẩn trên tóc tốt mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu; loại bỏ huyết ứ, giảm sưng tấy, giải độc; cải thiện tuần hoàn huyết dịch da đầu, ngăn ngừa ngứa và rụng tóc.
Giấm có tính kích ứng ở một mức độ nhất định. Nếu da đầu bị tổn thương, dị ứng hoặc những người mắc các bệnh về hệ hô hấp thì nên dùng thận trọng hoặc tùy theo thể trạng của mình.
2. Lòng trắng trứng
Chất lecithin có trong trứng là chất có tác dụng chăm sóc da rất hiệu quả; có tác dụng giảm nhờn cho da đầu và là thành phần bảo vệ tóc rất tốt. Bạn có thể chuẩn bị lòng trắng trứng tùy theo lượng tóc của mình. Sau khi tóc ướt, lấy một lượng lòng trắng trứng vừa đủ thoa đều lên tóc, xoa nhẹ lên da đầu và tóc trong khoảng 5 đến 10 phút rồi gội sạch.
Lòng trắng trứng gà không chỉ có khả năng tẩy sạch bụi bẩn trên tóc mà còn có tác dụng dưỡng tóc rất tốt; có thể chống khô tóc, ngăn rụng tóc, thúc đẩy mọc tóc, giúp tóc đen và sáng. Tuy nhiên, không nên để nhiệt độ nước quá cao khi gội. Nếu không sẽ làm đông tụ protein bám vào tóc và gội không sạch. Những người bị dị ứng với protein không nên sử dụng.
3. Nước vo gạo lên men
Nước vo gạo luôn có sẵn trong mỗi gia đình. Nước vo gạo rất giàu vitamin tan trong nước và các nguyên tố vi lượng; có thể ngăn ngừa rụng tóc và giúp các tế bào sắc tố của tóc tạo ra melanin, sẽ làm cho tóc đen và sáng hơn. Nước vo gạo cũng rất giàu tinh bột, protein và axit amin. Sau khi lên men, các chất dinh dưỡng được tóc dễ dàng hấp thụ, khả năng khử độc cũng được nâng cao.
Để lại nước vo gạo và cho vào hộp đậy kín. Hàng ngày có thể đổ nước vo gạo vào chung một hộp; khoảng hơn 2 ngày sau là có thể dùng để gội đầu. Nước vo gạo để vài tuần cũng không có vấn đề gì. Cứ mỗi lần thêm nước vo gạo mới thì có thể đổ phần nước trên bề mặt của nước vo gạo ban đầu đi.
Đun nóng nước vo gạo trước khi gội đầu. Sau đó dùng nước vo gạo chà xát da đầu và tóc liên tục trong vòng 5 đến 10 phút. Cuối cùng gội sạch da đầu và tóc bằng nước ấm. Nước vo gạo là loại dầu gội đầu tốt nhất trong các loại dầu gội thiên nhiên; nó không chỉ có tác dụng gội đầu tốt mà còn thúc đẩy quá trình mọc tóc, giúp tóc đen, mượt và dày.
Một mẹo nhỏ
Nếu cảm thấy nước vo gạo lên men có mùi khó chịu, bạn có thể thêm một số loại nước ép thực vật có mùi thơm vào nước vo gạo. Chẳng hạn như vỏ chanh, hương thảo, dứa, chanh dây, oải hương, hoa cúc dại… vào trong nước vo gạo. Nó không chỉ giúp cải thiện mùi của nước vo gạo, mà còn nâng cao tác dụng làm đẹp tóc của nước vo gạo. Tuy nhiên nó nên được sử dụng thận trọng với những người quá mẫn cảm.
Cách gội đầu của người xưa
Nguyên liệu gội đầu của người xưa đều là thiên nhiên, đến từ tự nhiên; rất thân thiện với môi trường. Trong đó có cả nguyên liệu rẻ và mắc. Điều quan trọng là tất cả nguyên liệu họ sử dụng đều có khả năng làm đẹp và làm sạch tóc; sử dụng lâu dài sẽ khiến cho tóc trở nên khỏe mạnh hơn. Dầu gội hiện đại ban đầu có thể mang lại cảm giác thoải mái và xinh đẹp, nhưng một khi đã bị phụ thuộc vào nó rồi thì rất khó thoát ra. Hơn nữa càng ngày càng lậm sâu hơn, số lần gội đầu càng ngày càng nhiều hơn, tạo thành một vòng tuần hoàn luẩn quẩn.
Dầu gội tự nhiên thời xưa khó có thể đạt được cảm giác mượt mà theo yêu cầu của người hiện đại; đây là lý do tại sao người hiện đại có thể không thích. Kiểu tóc của người ngày nay khác với người xưa. Người hiện đại thích xõa tóc hoặc làm thành các kiểu tóc khác nhau; cho rằng tóc phải suôn mượt thì mới đẹp. Người xưa chải đầu thành những búi tóc nhỏ, không cần tóc phải quá mượt; tóc quá mượt ngược lại còn cảm thấy khó chăm sóc.
Ủ tóc bằng nguyên liệu tự nhiên
Nếu bạn muốn sử dụng dầu gội tự nhiên nhưng vẫn muốn có tóc mượt, vậy thì sau khi gội đầu xong có thể ủ tóc bằng lòng đỏ trứng và giấm trái cây.
Tóc khô: Dùng lòng đỏ trứng để ủ. Lấy một lượng vừa đủ lòng đỏ trứng gà thoa đều lên tóc đã gội; dùng màng nilon quấn lại trong vòng 5 đến 10 phút rồi gội sạch.
Tóc dầu: Pha loãng giấm trái cây từ 3 đến 5 lần với nước, thoa đều lên tóc; dùng khăn hoặc màng nilon quấn lại trong vòng 5 đến 10 phút rồi xả sạch với nước.
Có thể thêm một vài giọt tinh dầu chanh hoặc oải hương vào lòng đỏ trứng và giấm để giúp tóc thơm hơn.
Các loại dầu gội tự nhiên tuy không cho tác dụng nhanh nhưng sẽ giúp tóc bạn được nuôi dưỡng từ từ và càng ngày càng khỏe mạnh hơn; đặc biệt là có thể ngăn rụng tóc.
Theo Sound of hope