Những gì bạn nhìn thấy chính là đang phản chiếu nội tâm của bạn. Hãy học cách nhìn lại chính mình thay vì suốt ngày bắt lỗi người khác. 

Tự biết, tự tỉnh là một quá trình mà người trưởng thành cần phải trải qua. Vậy nên chúng ta phải thường xuyên tự nhìn lại chính mình. Mà người đối diện, thông thường sẽ là tấm gương phản chiếu nội tâm của chúng ta.

1. Thích bắt lỗi người khác, đây là một điểm yếu tâm lý

Nhà tâm lý học người Mỹ Elliot Aronson đã đưa ra một khái niệm gọi là “điểm mù sai lệch”. Nó đề cập đến sự mù quáng của một người khi đánh giá sự việc. Chúng ta luôn dễ dàng nhìn thấy sai lầm của người khác, nhưng lại rất khó nhận ra sai lầm của bản thân.

Đối diện với thất bại, rất nhiều người đều tìm lý do để biện minh cho chính mình; rồi sau đó theo thói quen lại khiển trách người khác, nhằm che đậy sự yếu kém của bản thân.

Tuy nhiên, trốn tránh không những không giúp giải quyết được vấn đề, mà còn khiến con người ngày càng trở nên mù quáng; càng ngày càng nhìn không thấy những khuyết điểm của bản thân.

Nhà văn Mỹ Carnegie từng nói, mỗi người có khoảng 80% là ưu điểm, và 20% là khuyết điểm. Nếu như chúng ta chỉ chăm chú nhìn vào 20% khuyết điểm, và bỏ qua những ưu điểm của người khác, vậy thì chúng ta nhìn ai cũng chỉ thấy xấu xa.

Nhìn lại chính mình; Hãy nhìn lại chính mình; Nhìn nhận lại chính mình
Hãy học cách nhìn vào điểm tốt của người khác (ảnh: Pinterest)

Những người thực sự lợi hại, họ chỉ quan tâm đến việc phát triển bản thân. Họ cũng hay nhìn thấy ưu điểm của người khác, và sẵn sàng học hỏi những kinh nghiệm và sở trường của người khác.

Kẻ yếu không ngừng trách móc người khác; kẻ mạnh lại không ngừng tu sửa chính mình.

2. Không nhìn thấy điểm tốt của người khác, là do bản thân tu dưỡng chưa đủ

Trong cuộc sống, bạn luôn có thể gặp một người như vậy, họ nhìn thấy người bên cạnh càng ngày càng ưu tú, càng ngày càng tốt, thì trong lòng cảm thấy không chịu được.

Người tu dưỡng càng thấp, càng hay tật đố với người khác; luôn tìm cách phá hoại người khác, “bởi vì tôi không tốt, nên anh cũng không thể tốt”.

Triết gia Russell nói: “Tật đố có lẽ là điều bất hạnh nhất ở trong thiên tính của con người. Vì tật đố, con người sẽ không cảm nhận được niềm vui từ những gì họ có; nhưng lại không ngừng đau khổ vì những thứ mà người khác có”.

Trong lòng đố kỵ, không nhìn thấy được điều tốt của người khác, sẽ chỉ khiến cho con đường của bạn ngày càng hẹp hơn.

Bởi vì khi một người dùng những lời ác độc làm tổn thương người khác, thì người đó cũng đang tự làm tổn thương chính mình; tự nhốt mình vào vực thẳm của sầu muộn, đánh mất khả năng cảm nhận hạnh phúc.

Phút nhìn lại chính mình; Tấm gương phản chiếu chính mình; Tấm gương phản chiếu con người
“Hãy thắp sáng chính mình cho tốt, đừng thổi tắt đèn của người khác” (ảnh: Pinterest)

Có câu nói rằng: “Hãy thắp sáng chính mình cho tốt, đừng thổi tắt đèn của người khác”. Hãy thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của tâm tật đố, từ nội tâm chúc phúc cho người khác; như vậy đường đời mới càng ngày càng thuận lợi.

3. Học cách nhìn lại chính mình thông qua người khác

Có người nói: “Tự tỉnh có thể quan sát người, quan sát người cũng có thể tự biết”. Quan sát người cũng là đang quan sát chính mình; thế giới mà bạn nhìn thấy thông qua đôi mắt, trên thực chất là đang phản chiếu nội tâm của chính bạn.

Nhiều khi chúng ta không thích người khác, không phải là người khác có vấn đề, mà chính bản thân chúng ta đang có vấn đề.

Có câu nói thế này: “Con người quý ở chỗ tự biết, sau đó tự tỉnh, cuối cùng tự kỷ luật”. Chỉ có cách hướng nội, nhìn lại chính mình, tự tìm sai sót, thì chúng ta mới có thể hoàn thiện bản thân.

Theo 360doc