Người xưa có câu: “Trong vạn điều ác thì dâm đứng đầu”. Một người muốn cầu công danh thì nhất định phải tránh xa ác nghiệp này.

Đạo đức của con người là do Thần quy phạm, sinh hoạt vợ chồng nơi nhân loại là để sinh sôi nảy nở đời sau. Vậy nên, nếu không phải vợ chồng mà có quan hệ thể xác thì được tính là tà dâm, gian dâm. Đây là loại hành vi làm bại hoại nhân luân, quả báo rất nặng, dương mệnh, âm đức đều tiêu tan, địa ngục chờ đón. 

Trương Tam Phong trong “Thiên khẩu dâm ác thiên” từng cảnh tỉnh thế nhân rằng: “Ác báo của vạn điều ác, cũng không bằng ác báo của dâm dục. Trời phạt kẻ ác dưới đủ loại hình thức, vốn không thể lường trước được. Hoặc là dụ dỗ vợ người, thì vợ mình cũng bị người dụ; hoặc vụng trộm với con gái người ta, thì con gái mình cũng vụng trộm với người; hoặc cưỡng dâm giết người, thì bị cưỡng gian tuyệt hậu; hoặc khuynh gia bại sản, quả báo dồn dập, tội lỗi chất chồng đều được ghi lại rõ ràng”.

Tào Nãi chẳng cầu công danh, danh vẫn tự đắc

Tào Nãi (1402 – 1449), Tự là Vạn Chung, hiệu là Hằng Sơn, là người Trực Lệ, Ninh Tân (nay là tỉnh Hà Bắc). Từ thuở thiếu thời đã nổi tiếng là người phóng khoáng, có chí lớn, đặc biệt hiếu thuận với kế mẫu.

Đầu những năm Tuyên Đức (1426) thời nhà Minh, ông đỗ nhì kỳ thi Hương; được bổ nhiệm làm Huấn Đạo ở Đại Châu (nay là Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây). Sau đó lại được ban chức Thứ Sử huyện Thái Hà, Giang Tây. Năm Tuyên Đức thứ 8 (1433), ông là đệ nhất học sĩ (tức Trạng Nguyên) trong cuộc khảo thí giáp khoa Qúy Sửu; được giao cho việc tu soạn tại Viện Hàn Lâm. 

Năm Chính Thống thứ 14 (1449), Tào Nãi theo Minh Anh Tông thân chinh trong “Sự biến Thổ Mộc bảo”, và bị tử trận trong loạn quân. Minh Cảnh Đế kế vị, truy phong ông làm Thiếu phó, lại bộ Thượng Thư, Văn uyên Các Đại học sĩ, ban thụy Hiệu là Văn Tương. Con trai là Tào Ân được bổ nhiệm làm quan Bình Sự Đại Lý. Khi Minh Anh Tông phục vị, lại truy phong lên Thái Phó, sửa thụy hiệu là Văn Trung. 

Tào Nãi cự tuyệt nữ sắc 

Lúc Tào Nãi ở Thái Hà, Giang Tây, trong một lần lần truy bắt đạo tặc, ở dịch đình cứu được một nữ tử xinh đẹp. Nàng ta muốn lấy thân báo đáp, Tào công bèn xua tay nói: “Ta sao có thể xâm phạm một thiếu nữ trinh trắng”. Nói rồi lấy giấy viết lên bốn chữ: “Tào Nãi không thể”, sau đó đốt đi. Đợi tới rạng sáng, ông cho gọi mẫu thân của nàng ta tới đưa về. 

truy cầu công danh; cầu phát tài; theo đuổi sự nghiệp
Tào Nãi cự tuyệt lời thỉnh cầu lấy thân báo đáp của thiếu nữ trinh trắng (ảnh minh họa: Pinterest)

Người ta kể lại rằng, lúc ông tham gia kỳ thi “Đối sách” của triều đình; chợt có mấy tờ giấy bay xuống bàn thi, trên giấy có ghi bốn chữ “Tào Nãi không thể”. Sau đó ông đỗ trạng nguyên. Mọi người đều cho rằng đây là phúc báo do cự tuyệt nữ sắc của ông. 

Ba huynh đệ Côn Sơn Từ Thị đều đỗ trạng nguyên liên tiếp

Triều nhà Thanh, ở Côn Sơn có một gia tộc vô cùng nổi tiếng, ba huynh đệ nhà họ đều đỗ Tiến sĩ; lần lượt là Từ Can Học, Từ Bỉnh Nghĩa, Từ Nguyên Văn, được gọi là “Côn Sơn tam Từ”. Vì ba anh em đều đứng đầu bảng, nên cũng gọi là “Đồng bào tam đỉnh giáp”. Mà đằng sau cái danh xưng ấy lại là một câu chuyện ít ai biết.

Phúc báo do nhiều đời không phạm giới dâm

Từ Nguyên Văn (1634 – 1691), hiệu là Lập Trai. Năm Kỷ Hợi, Thuận Trị (1659), ông đỗ trạng nguyên. Không lâu sau, có người đến miếu Thành Hoàng thắp hương, ban đêm ở lại trong miếu. 

truy cầu công danh; cầu phát tài; theo đuổi sự nghiệp
Thần Thành Hoàng trong tín ngưỡng văn hóa dân gian (ảnh: Baikesogou)

Nửa đêm, thấy Thần Thành Hoàng thăng tòa uy nghiêm, gọi người đó tới trước mặt mà nói: “Ngươi có biết vì sao Từ Thị đỗ trạng nguyên không? Gia tộc Từ Thị nhiều đời không phát sinh chuyện tà dâm; tích âm đức lâu dài, cảm động thiên thượng. Thiện báo đỗ Trạng nguyên này mới chỉ là bắt đầu. Việc công danh tuy rằng ảo diệu khó lường, nhưng mà nhân quả thì vô cùng rõ ràng xác đáng. Ta nói cho ngươi tất cả, để ngươi biết được rằng; trên đời này tà dâm đứng đầu vạn ác, nhưng thế nhân vẫn cứ mãi mê mờ, hãy mau tỉnh ngộ”. Thành Hoàng nói xong liền khua chiêng gõ trống rồi rời đi.

Người nọ ghi nhớ lời Thành Hoàng đã nói, liền đem câu chuyện ra lan truyền khắp nơi. Sau đó quả nhiên hai người Từ Can Học (hiệu là Kiện Am); Từ Bỉnh Nghĩa (Hiệu Ngạn Cùng) đều lần lượt đỗ trạng nguyên vào hai giáp khoa; giáp khoa Canh Tuất (năm 1670), và giáp khoa Qúy Sửu (năm 1673). Con cháu họ cũng nối tiếp nhau đăng khoa đỗ đạt.

Một người muốn truy cầu công danh, sự nghiệp, thì nhất định phải nhớ giữ gìn phẩm hạnh; chớ phạm tà dâm mà tiêu tan phúc báo. Hơn nữa ác báo của nghiệp dâm dục là vô cùng lớn.

Theo Soundofhope