Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người. Nếu hai vợ chồng không có kiến thức để bảo vệ nền tảng hôn nhân và gia đình vững chãi, thì sự cẩu thả do thiếu nhận thức đúng đắn có thể dẫn đến sự suy bại của cả xã hội.

Cách người xưa đối đãi với hôn nhân

Quan niệm về hôn nhân của người phương Đông cổ đại hoàn toàn khác với quan niệm trong xã hội hiện đại. Quan niệm của người xưa dựa trên nền tảng sự hoà hợp giữa con người và tự nhiên để có được sự hoà hợp trong gia đình, từ đó ổn định quốc gia. (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ – câu này của Đức Khổng Tử, trích trong sách Đại Học, một trong bốn cuốn “Tứ thư” của người xưa).

Dựa vào quan niệm đạo đức có tính khoa học chuẩn mực, người nam và người nữ chọn bạn đời theo sự sắp xếp của cha mẹ và sự mai mối của người tinh thông lý số. 

Tình cảm vợ chồng là một quá trình thăng hoa
Trương Sưởng vẽ lông mày cho vợ (ảnh: tuvihiendai)

Hôn nhân là một sự kiện trọng đại của đời người, nhất định phải được coi trọng. Trước hết, mối nhân duyên này phải được trên là Thần Phật, trời đất, dưới là cha mẹ đồng thuận sắp đặt và chứng giám. 

Mỗi sinh mệnh được tạo ra bởi sự kết hợp âm dương giữa người nam và người nữ. Chỉ là thời thơ ấu ngây thơ, bản năng này ẩn nấp theo cơ chế mặc định đặc biệt của tạo hoá nên không nảy mầm trong hệ thống giác quan của trẻ nhỏ.

Người xưa có câu “gái thập tam, nam thập lục”, tức là bé gái dậy thì sớm hơn bé trai khoảng 3 năm, và ở khoảng 13 tuổi. Khi trẻ em gái đến tuổi này, cha mẹ cho các em sống trong cảnh “trướng rủ rèm che”, không để các em tự ý ra ngoài tiếp xúc. Bởi lúc này tâm sinh lý thay đổi sẽ nảy sinh bản năng tò mò về người khác phái. Điều này ẩn chứa mối lo ngại khi các em bị hấp dẫn lẫn nhau, phát sinh quan hệ giới tính.

Chuẩn bị cho hôn nhân là việc đại sự

Người xưa biết rõ điều này và rất nhạy bén với nó. Họ tin rằng đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành nhân cách (trưởng thành) của một con người. Thiếu niên cần phải dành thời gian cho việc học hành vào thời điểm quan trọng này.

Điều người nữ phải học

Các thiếu nữ bắt đầu được dạy những kỹ năng sống mà các bà nội trợ nên biết như: thêu thùa, may vá, nấu chè, đọc sách về luân thường đạo lý (tam tòng tứ đức), học phép tắc cơ bản làm người, học về âm nhạc và phát triển một số tài năng khác mà một người phụ nữ cần có.

Tình cảm vợ chồng là một quá trình thăng hoa
Thiếu nữ học thêu (ảnh: Pinterest)

Mục đích chính của việc này là định hướng về mặt tâm lý một cách cụ thể, chi tiết để các em đạt được nhận thức đúng đắn, trạng thái tốt đẹp, chuẩn bị cho hôn nhân gia đình sắp phải đối mặt. 

Điều người nam phải học

Sau khi các bé trai bước vào tuổi dậy thì, người lớn sẽ coi chúng như một người đàn ông trưởng thành để đối đãi. Người nam bắt đầu học cách cư xử mực thước để hòa đồng với người cùng trang lứa có học thức. Nam thiếu niên phải biết kiềm chế lời nói và hành động của mình.

Tình cảm vợ chồng là một quá trình thăng hoa-c-68
“Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri nghĩa” (ảnh chụp màn hình Tam Tự Kinh)

Vào thời điểm này, nam thiếu niên đã học hết “tam tự kinh” chuyển sang học “tứ thư, ngũ kinh”, để phát triển phẩm chất của bậc trượng phu, giảm ham muốn dục vọng thấp hèn; trau dồi khả năng giao tiếp xã hội và đối nhân xử thế. Đó cũng là định hướng cho sự phát triển tâm lý bình thường của tuổi mới lớn, chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân và gia đình sắp phải đối mặt.

Cách giáo dục giới tính của người xưa

Giáo dục giới tính trước hôn nhân thời xưa rất có hệ thống, khoa học và đầy đủ. Ở tuổi dậy thì, sinh lý con người dưới sự hướng dẫn của thuyết âm dương ngũ hành là một khóa học bắt buộc.

Mối liên kết sinh lý và tâm lý

Các tác phẩm kinh điển như “kinh tố nữ” , dựa trên việc tu dưỡng đạo đức con người một cách đúng đắn. Khóa học giáo dục giới tính giải thích mối quan hệ qua lại giữa âm-dương, nam- nữ, giữa sinh lý và tâm lý. Điều này chỉ có thể được thực hiện vào thời điểm thích hợp nhất, đồng điệu nhất giữa cơ thể con người và môi trường tự nhiên bên ngoài.

Giữ gìn sự trong trắng trước hôn nhân là điều kiện cần; bảo trì tâm hồn tinh khiết là có lợi cho sự phát triển hoà hợp cả về sinh lý và tâm lý trong hôn nhân.

Tình cảm vợ chồng là một quá trình thăng hoa-c-68
Nhân duyên vợ chồng rất được người xưa coi trọng (ảnh: Pinterest)

Vì vậy, ngày giờ của đêm tân hôn đã được xác định bằng một phép tính có hệ thống và chính xác vào thời bấy giờ. Người nam và người nữ xa lạ đã thiết lập mối quan hệ vợ chồng chính thức trong đêm tân hôn của họ và thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau đầu tiên thông qua trao đổi thể xác. Dù là lần đầu tiên nhưng ấn tượng khó quên.

Một ngày sau khi kết hôn, mối tình đầu thực sự bắt đầu. Họ sẽ chú ý hơn để tìm ra điểm mạnh của nhau, đồng thời khuyến khích và giúp bổ sung những thiếu sót của nhau với sự khoan dung lớn nhất. 

Vợ chồng cần học cách thấu hiểu nhau, đạt đến sự cân bằng hoà hợp

Thông qua việc trao đổi về thơ ca, kinh điển, thư pháp và hội họa, thảo luận về nấu ăn và thưởng thức trà, hai người có thể cô đọng nhận thức chung về cuộc sống, xã hội và thiên nhiên, cùng vun đắp những mối quan tâm chung trong cuộc sống. 

Khi sự giao tiếp và ăn ở chung này đạt đến một mức độ nhất định thì trạng thái của tình yêu thiêng liêng sẽ được hình thành. Đó là sự gắn bó giữa trái tim với trái tim. 

nghĩa phu thê
Vợ chồng hoà hợp (ảnh: Họa sĩ Cừu Anh thời Minh)

Chẳng hạn như: ý kiến ​​về một bài thơ, một bức tranh, một khung cảnh, hoặc sự sắp xếp của một sự vật trong nhà mà không cần nói nhiều, một cái nhìn của nhau, một nụ cười của sự hiểu biết, có thể đạt được sự đồng thuận. Lúc này, vợ chồng dường như luôn trong tình thế thấu hiểu nhau.

Khi người chồng đi chơi về muộn, thấy bóng người vợ thân yêu gác cửa sổ dưới ngọn đèn, người vợ bất giác mở cửa nhìn xung quanh thì cũng thấy bóng dáng người chồng. Cô lặng nhìn anh từ xa đến gần, ánh mắt chạm nhau, và trao nhau những lời ân cần không nói nên lời. Sau đó một người lặng lẽ ngồi xuống, và người kia lặng lẽ phục vụ trà.

Tình cảm vợ chồng là một quá trình thăng hoa
(ảnh: Pinterest)

Đến đây, chúng ta không còn khó hiểu tại sao trong các cặp vợ chồng thời xưa, lại xảy ra trường hợp một trong hai người không may chết yểu, trong khi người kia là góa phụ với tấm lòng trong trắng, còn người đàn ông thì không tái hôn.

Đó không phải là sự áp đặt của cái gọi là nghi thức phong kiến ​​như được xác định bởi quan niệm biến thiên ở các thế hệ sau; mà hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện chân thành.

Bởi vì họ đã hoàn toàn vượt lên trên tình yêu nam nữ thế tục. Họ đã trở thành một phần của nhau và trở thành một tổng thể không thể bị chia cắt. Vì vậy, quan hệ vợ chồng thời xưa là một quá trình thăng hoa dần dần từ tình dục đến tình yêu rồi từ tình yêu lên tình yêu thương, sự thấu hiểu cao thượng.

nghĩa phu thê
Gia đình hạnh phúc thì xã hội bình an (ảnh: Nguyenuoc)

Qua đó, không khó để thấy rằng, quan niệm hôn nhân của người xưa xuất phát điểm là để đạt được mục đích thăng hoa về tinh thần một cách vô cùng khoa học. Gia đình là nơi hun đúc tình yêu, sự thấu hiểu, lòng trung thành, nhân từ và bao dung.

Khi tình cảm vợ chồng đạt đến sự hòa hợp đó, cả gia đình sẽ tự nhiên xích lại gần nhau. Với tư cách là những tế bào tạo nên xã hội, sự hòa thuận của gia đình đương nhiên sẽ dẫn đến sự hài hòa chung của xã hội. Lúc này, đất nước tự nhiên thái bình.

Vì vậy, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ cũng là đường lối chính trong quan niệm hôn nhân của người xưa. 

Tình cảm vợ chồng là một quá trình thăng hoa. Những xúc cảm từ không có mà trở nên có nhờ vào quan hệ thân mật, họ tìm hiểu và mong muốn đáp ứng lẫn nhau. Từ tình yêu mà hình thành nên những phẩm chất cao quý.

Theo Zhuanlan