Bí ẩn khoa học: Bộ não và ý thức có tồn tại độc lập?
Nếu não bộ quyết định sự sống và ý thức, vậy chúng ta phải giải thích thế nào về trường hợp những người vẫn tồn tại và phát triển tư duy như một người bình thường trong khi họ không hề có não?
- Trong lúc cận tử, nghệ sĩ vô thần được Chúa Giê-su cứu vớt từ địa ngục
- Kỳ lạ: Một người có 24 nhân cách sống khác nhau
Kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hủy bỏ quyền hợp pháp phá thai vào tháng 6 năm nay, một cuộc tranh luận sôi nổi đã nổ ra trong toàn đất nước này. Giới truyền thông gọi đây là cuộc chiến giữa “quyền lựa chọn” và “quyền sinh tồn”.
Những người ủng hộ “quyền lựa chọn” cho rằng cơ thể của mỗi người là của riêng họ, cho nên phụ nữ có quyền lựa chọn giữ lại đứa bé trong bụng mình hay không.
Những người ủng hộ “quyền sinh tồn” thì tin rằng, mỗi sinh mệnh đều là do Thần ban tặng, chúng ta không có quyền tước đoạt quyền được sống của người khác, kể cả những bào thai. Vào một ngày trong tương lai, những người may mắn sống sót nhờ vào lòng tốt của cha mẹ ngày ấy cũng bước ra nói lời cảm ơn vì sự kiên trì của những người làm cha mẹ đã ban tặng cho họ một cơ hội được sống. Và trong số đó có Noah Wall, một cậu bé nổi tiếng đến từ Vương quốc Anh.
Nội dung chính
Cậu bé Noah “không não”
Khi Noah còn trong bụng mẹ, trong một lần khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ nói với bà Michelle Wall mẹ cậu rằng, não bé không phát triển bình thường, toàn bộ não chứa đầy nước, chỉ có 2% các tế bào não là hoạt động bình thường.
Theo y học, em bé thuộc về trường hợp “không não”, cho dù có được sinh ra cũng không thể sống được, chi bằng sớm chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ Noah không nỡ bỏ con, bà chờ đợi và hy vọng trong những tháng tiếp theo tình hình có thể sẽ xoay chuyển.
Tuy nhiên, tình hình không được cải thiện, mỗi lần kiểm tra, bác sĩ đều khổ sở thuyết phục bà Michelle bỏ thai. Nhìn bụng mình ngày một to lên, bà lại càng không nhẫn tâm đồng ý.
Người mẹ kiên định và cậu bé kiên cường
Khi đến ngày sinh, bác sĩ cảnh báo, ngay cả khi có thể sống sót, đứa trẻ cũng sẽ bị khiếm khuyết nặng nề về trí não và thể chất. Michelle lặng lẽ gật đầu, bà chấp nhận số phận của mình. Cứ như vậy, cậu bé Noah, đi vòng qua cánh cổng địa ngục vài lần. Nhưng, tiếng khóc lớn của cậu bé khi chào đời đã khiến đội ngũ y, bác sĩ đỡ đẻ sốc nặng.
Sao lại có thể như vậy? Đứa trẻ này chưa phát triển thần kinh não để kiểm soát hô hấp, về lý thuyết, cậu bé sẽ không thể tự thở được, tất nhiên càng không thể khóc. Thực tế điều gây sốc hơn còn ở phía sau.
Có lẽ để đền đáp công ơn cưu mang khó quên của cha mẹ, cậu bé Noah mới chào đời đã sống rất ngoan cường ngay cả khi cậu phải trải qua cuộc đại phẫu kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Khi được ba tháng, cậu bé có thể ý thức cảm nhận rõ rệt, mặc dù bị phán đoán có thể bị mù, thị lực của cậu phát triển bình thường.
Não bộ tự phân tách tế bào để phát triển
Khi một tuổi, dung lượng bộ não của cậu tăng gấp đôi, khi ba tuổi, dung lượng bộ não đã đạt tới 80%. Noah năm nay 10 tuổi, mặc dù không thể đi lại bình thường do các vấn đề về cột sống nhưng ở các khía cạnh khác, cậu bé vẫn giống như một đứa trẻ bình thường, thông minh, hoạt bát và đáng yêu.
Và nghị lực sống ngoan cường của Noah không chỉ khiến mọi người cảm động mà còn khiến giới y học phải sửng sốt. Vì họ luôn tin rằng tế bào thần kinh não không thể tái sinh, cả đời người ta sẽ chỉ ở trạng thái giảm đi chứ không tăng lên.
Trường hợp giống như Noah, người chỉ có 2% thần kinh não đã phát triển lên 80% và dần dần tự hoàn thiện. Giống như một đứa trẻ sinh ra không có bàn tay và từ từ mọc ra 10 ngón tay, trong y học, đó là một điều kỳ diệu!
“Người không não” với chỉ số IQ 126
Cậu bé Noah không phải là “người không có não” duy nhất. John Lorber, giáo sư thần kinh học tại Đại học Sheffield, Vương quốc Anh, đã gặp phải một trường hợp vô cùng đặc biệt. Nhân vật chính là một học sinh có năng khiếu về toán học thiên bẩm, vì vấn đề cá nhân giáo sư Lorber không tiết lộ tên tuổi.
Cậu học sinh này có chỉ số IQ 126, tình cảm dạt dào, hòa đồng với mọi người xung quanh. Ngoài việc đầu hơi to ra thì không có gì bất thường cả.
Tuy nhiên, phát hiện bất ngờ về bản quét não bộ của cậu bé đã khiến mọi người xung quanh bị chấn động. Kết quả cho thấy toàn bộ não của cậu hầu như chứa đầy chất lỏng không xác định, độ dày mô não thực sự chỉ khoảng 1 mm, trong khi độ dày thông thường là khoảng 4,5cm.
Nói cách khác, cậu bé chỉ có 2% bộ não của một người bình thường, và được giới y học định nghĩa thuộc loại “người không có não”. Tuy nhiên, không giống như Noah, não của cậu không có dấu hiệu phát triển thêm, nhưng cũng không có điều gì bất thường.
Giáo sư Lorber thu thập được dữ liệu về 600 trẻ em bị não úng thủy, trong đó nhóm nặng nhất có 95% não bị chất lỏng không xác định chiếm dụng.
Theo kiến thức y học thông thường, những đứa trẻ chỉ có 5% não bộ này bị tổn thương nghiêm trọng về mọi mặt vận động và trí tuệ. Tuy nhiên, thực tế là một nửa trong số chúng có chỉ số IQ cao hơn 100, việc học tập và sinh hoạt hoàn toàn bình thường.
Những người sống không cần não thách thức khoa học
Loạt trường hợp “người không não” này đã khiến giáo sư Lorber phải trăn trở. Bộ não đóng vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta? Nó là CPU của cơ thể con người, nơi tạo ra ý thức, ông chủ lớn của các bộ phận khác của cơ thể, hay nó ít quan trọng hơn, hoặc thậm chí có cũng được không có cũng được?
Giáo sư Lorber đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí “Khoa học” số tháng 12 năm 1980 với tiêu đề “Bộ não của bạn có cần thiết không?”(Is Your Brain Necessary?)
Tuy nhiên, dù là câu chuyện về cậu bé Noah hay trường hợp của giáo sư Lorber đều đã khẳng định rằng con người có thể tiếp tục sống bình thường với một phần não rất nhỏ.
Trường hợp dưới đây là câu chuyện về Jacob Phillips, một người đàn ông không có não người Mỹ, đây được coi là một thần tích!
Người mẹ giàu đức tin và phép màu của sự sống
Phillips sinh ra ở West Monroe, Louisiana, Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1977. Khi sinh ra, đầu anh không có hộp sọ, chỉ có lớp da đầu mỏng bao bọc lấy một cục nước. Điều đó khiến các y tá đều sợ hãi.
Bác sĩ lắc đầu, nói với mẹ của bé rằng, em chỉ có thể sống sót trong một giờ vì không có não. Cả bốn thùy của vỏ não đều bị thiếu. Phần thân não hiện có đang chịu trách nhiệm về nhịp tim và nhịp thở, tức là phần phía sau đầu kết nối não và cột sống đang hoạt động, nhưng không thể duy trì sự sống lâu dài.
Nghe được thông tin này, mẹ bé đau đớn đến nghẹt thở. Đứa con đầu lòng của cô đã chết lưu cách đây không lâu. Không ngờ, đứa con thứ hai cũng chịu chung số phận. Lòng người mẹ như bị dao cắt, tuy nhiên cô vẫn muốn được ôm con và cho con ăn. Dù chỉ là một tiếng đồng hồ, cô cũng muốn làm tròn trách nhiệm của người mẹ.
Khi đứa trẻ thực sự nằm trong vòng tay của mình, người mẹ thực lòng không nỡ bỏ con. Là người có tín ngưỡng, cô tin rằng mỗi sinh mệnh đến đây đều có lý do để sinh tồn. Cô nghĩ đến Đấng Cứu Thế và bắt đầu cầu xin Ngài giúp cô giữ lấy đứa trẻ. Những người thân và cả những người hàng xóm mộc mạc thuần phác nơi thị trấn nhỏ của Hoa Kỳ vào những năm 70 nghe tin cũng bắt đầu giúp cô cầu nguyện. Các linh mục trong thị trấn, các y tá trong bệnh viện, tất cả cũng hòa vào nhóm người cầu nguyện.
Kỳ tích đã xuất hiện, một giờ đồng hồ nhanh chóng trôi qua, nhịp tim của bé đã bình thường, hô hấp đều đặn, em không có bất cứ dấu hiệu nào như là đang muốn từ bỏ sinh mệnh của mình.
Một tuần sau, bác sĩ bắt đầu làm phẫu thuật giúp bé cố định lại hộp sọ và sử dụng thiết bị dẫn lưu để dẫn nước trong não ra ngoài. Cậu bé cũng không phụ lòng mong đợi của mọi người, cậu đã ngoan cường sống và trưởng thành bình thường.
Ngoại trừ việc đầu nhìn hơi khác biệt so với người bình thường, cậu cũng giống như mọi đứa trẻ khác. Phillips nói một cách đầy biết ơn, nhờ sự cầu nguyện của mọi người, Chúa đã tạo ra một bộ não trong đầu anh.
Hiện nay, Phillips đã 44 tuổi và có một cuộc sống tốt đẹp. Anh được gia đình yêu thương từ khi còn nhỏ, năm 25 tuổi trở thành mục sư, năm 32 tuổi kết hôn. Năm 43 tuổi, anh xuất bản cuốn sách kể về cuộc đời mình, anh nói với mọi người rằng chỉ cần họ giữ vững niềm tin, Chúa sẽ triển hiện kỳ tích cho họ.
Ý thức tồn tại ở đâu?
Những kỳ tích y học triển hiện chân thực đã khiến các nhà khoa học không thể không thừa nhận. Chúng ta có hiểu biết quá ít về bộ não của mình. Khoa học thần kinh truyền thống định nghĩa ý thức là sản phẩm của hoạt động não bộ và tin rằng ý thức tồn tại trong vỏ não. Tuy nhiên, hiện nay cách lý giải này càng ngày càng bị thách thức.
Những bệnh nhân bị khuyết thiếu não và tổn thương nghiêm trọng ở trên vẫn có ý thức minh mẫn và hoàn chỉnh. Rõ ràng ý thức của họ không tồn tại trong đại não. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra: Ý thức bắt nguồn ở đâu?
Nhà sinh lý học thần kinh người Úc, Sir John Carew Eccles, người đoạt giải Nobel Y học năm 1963, tin rằng “ý thức” và “não bộ” của con người là hai cá thể độc lập, riêng biệt. Con người có một loại “ý thức” phi vật chất tồn tại độc lập với đại não, điều khiển các hoạt động của não.
Nhà hóa sinh người Anh Donald Forsdyke phân tích cặn kẽ hơn: “Ý thức có thể được ‘lưu trữ trong một số hình thức Hạt hạ nguyên tử cực nhỏ’ mà thành phần của chúng vẫn chưa được các nhà sinh hóa và sinh lý học biết đến, có lẽ nó được lưu trữ ‘bên ngoài cơ thể chúng ta’.” Và điều này, ở một mức độ nào đó, giải thích hiện tượng rằng “những người không có não” có thể sống và tư duy bình thường.
Nhà khoa học thần kinh người Đức J. Shashi Kiran Reddy và học giả Ấn Độ Contzen Pereira đã cùng xuất bản một bài báo vào năm 2018, giải thích điều kỳ diệu được thể hiện trong trường hợp của bé Noah từ quan điểm của học thuyết lượng tử về nhận thức.
Đầu tiên, họ cũng đồng ý rằng ý thức tồn tại bên ngoài bộ não. Và bộ não, theo quan điểm của họ, là một thế giới lượng tử chứa đầy các tế bào thần kinh nhỏ bé. Dựa trên nguyên lý bất định lượng tử, những gì bộ não sẽ làm tiếp theo là một sự kiện ngẫu nhiên, và ý thức phân ly như thể một người quan sát sự kiện diễn ra cách đó không xa.
Bé Noah được sinh ra với một ý chí sinh tồn rất mạnh mẽ. Có thể thấy điều này qua cuộc đại phẫu kéo dài 5 tiếng đồng hồ mà em đã phải chịu đựng khi chào đời. Ý chí mạnh mẽ này đã tác động đến phần còn lại của não, khiến phần này bắt đầu phát triển trở lại, giống như một hạt giống chậm nảy mầm, phát triển một bộ não không chỉ là phát triển trong bụng mẹ.
Như vậy, bộ não và ý thức là hai thể riêng biệt hoặc chính xác hơn là tư duy vốn không xuất phát từ đại não. Tuy nhiên chúng có thể tương quan với nhau theo một dạng thức nào đó để cùng phát triển và trong hai “thực thể” này, tư duy có vẻ mạnh hơn.
Theo Epoch Times