Làm người thật khó tránh khỏi những lúc mắc phải sai lầm. Nếu có thể lấy đức báo oán thì chính là đang tạo phúc cho chính mình.

Đỗ Sở Khách khoan dung với hành động xấu xa

Đỗ Sở Khách là em trai của Đỗ Như Hối vào thời nhà Đường. Thuở nhỏ Đỗ Sở Khách đi theo chú là Đỗ Yêm, gia nhập vào trong quân đội của Vương Thế Sung. Đỗ Yêm từ trước đến giờ luôn bất hòa với anh em Đỗ Như Hối; vì vậy đã gán tội cho anh cả của Đỗ Như Hối, khiến Vương Thế Sung giết chết anh cả và cầm tù Đỗ Sở Khách. Đỗ Sở Khách thiếu chút nữa là bị chết đói, nhưng vẫn không oán hận chút nào.

Sau khi Vương Thế Sung bị Tần vương Lý Thế Dân bình định, Đỗ Yêm bị xử tội chết. Lúc này Đỗ Như Hối đã là mưu sĩ được Lý Thế Dân tín nhiệm. Đỗ Sở Khách bất kể hiềm khích lúc trước, vừa khóc vừa nói Đỗ Như Hối cứu Đỗ Yêm. 

Đỗ Như Hối ban đầu không chịu. Đỗ Sở Khách khuyên nhủ: “Chú đã giết đại ca rồi, bây giờ anh lại vì hận cũ mà không cứu chú. Gia tộc của chúng ta chém giết lẫn nhau cho đến hầu như không còn ai, chẳng phải đau lòng lắm sao?” Đỗ Như Hối nghe lời Đỗ Sở Khách nói rất cảm động, mới từ bỏ thù cũ, lấy đức báo oán, cầu xin Lý Thế Dân tha cho Đỗ Yêm. Đỗ Yêm vì vậy mà được miễn cho tội chết.

Đỗ Yêm tận sức vì triều đình

Đỗ Yêm lúc này không có chức vụ, sắp đi nhờ vả thái tử Lý Kiến Thành. Phòng Huyền Linh sợ rằng Đỗ Yêm sẽ bày gian kế cho Lý Kiến Thành; vì vậy đã tấu lên Lý Thế Dân để ban cho Đỗ Yêm một chức vụ nhỏ. 

Năm Vũ Đức thứ 8, Tổng quản Khánh Châu là Dương Văn Can làm loạn, lời khai của ông ta có liên quan đến Đông cung thái tử, đổ tội cho đám người Đỗ Yêm. Lý Thế Dân biết Đỗ Yêm vô tội, liền tặng cho Đỗ Yêm 300 lượng vàng. 

Lấy đức báo oán là gì; lấy đức báo oán; Khoan dung với người khác là đối tốt với chính mình
Đường Thái Tông Lý Thế Dân (ảnh: Epoch Times)

Đến khi Lý Thế Dân lên ngôi, lại bổ nhiệm Đỗ Yêm làm Lại bộ thượng thư (một chức vụ quan trọng), tham dự vào triều chính. Đỗ Yêm trước sau đã tiến cử hơn 40 người cho triều đình, sau đó phần lớn đều trở thành nhân tài kiệt xuất.

Bao dung Đỗ Yêm, Đỗ Sở Khách cũng đắc thiện báo

Đỗ Sở Khách sau khi cầu xin để cứu chú Đỗ Yêm thì vào Tung Sơn ẩn cư. Năm Trinh Quán thứ 4, Đỗ Sở Khách được mời vào triều đình làm quan, ông không có chút bất bình hay oán hận nào trong tâm. 

Sau đó Đỗ Sở khách phạm phải một sai lầm, trợ giúp Ngụy vương Lý Thái lấy vàng hối lộ cho quan lại trong triều. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) biết được thì im lặng không nói gì, không công khai những việc làm của Đỗ Sở Khách. Đến khi sự việc bại lộ ra, Đường Thái Tông mới công bố sai lầm của Đỗ Sở Khách, nhưng lại tha thứ cho ông, miễn cho tội chết. Không lâu sau đó lại cho Đỗ Sở Khách làm huyện lệnh Xử Hóa. 

Khoan dung với bản thân; Khoan dung với người lạ; Khoan dung với bản thân mình; Khoan dung và tha thứ
Tha thứ cho người khác là mở ra cho chính mình một con đường (ảnh minh họa Zhihu)

Bị người khác hãm hại hỏi mấy ai có thể không oán hận mà còn muốn cứu giúp họ? Tâm lượng của Đỗ Sở Khách cũng thật hơn người. Nhưng cũng phải nói đến sự khoan dung của Lý Thế Dân, ông không những bỏ qua cho Đỗ Yêm mà còn tạo cơ hội cho Đỗ Sở Khách sửa chữa sai lầm; cũng nhờ vậy mà có rất nhiều nhân tài trợ giúp ông tạo ra một thời kỳ thịnh thế.   

Nhân vô thập toàn, có thể bao dung cho khuyết điểm của người khác, lấy đức báo oán, thì chính là đang mở ra cho mình một con đường.

Theo Vision Times